vĐồng tin tức tài chính 365

Vai trò xa lạ của Trung Quốc: Chủ nợ lớn nhất thế giới

2023-11-09 10:00
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen (trái) ngồi họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và thuyết phục Chính phủ Trung Quốc cùng hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại các nước thu nhập thấp - Ảnh: New York Times

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen (trái) ngồi họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và thuyết phục Chính phủ Trung Quốc cùng hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ tại các nước thu nhập thấp - Ảnh: New York Times

Đây là số liệu do AidData, tổ chức nghiên cứu tại ĐH William và Mary ở bang Virginia (Mỹ), vừa công bố. Dựa trên dữ liệu tổng hợp về nguồn tài trợ của Trung Quốc cho gần 21.000 dự án tại 165 quốc gia, AidData cho biết Bắc Kinh cam kết cấp tín dụng khoảng 80 tỉ USD mỗi năm cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu cho các dự án hạ tầng quy mô lớn. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định hiện nay "Bắc Kinh đang đảm nhận một vai trò xa lạ và không thoải mái - đó là nước đòi nợ chính thức lớn nhất thế giới".

"Nước đòi nợ chính thức lớn nhất thế giới"

Thời điểm công bố những con số nói trên diễn ra chỉ chưa đầy ba tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 của sáng kiến Vành đai và con đường (BRI), dự án kết nối cơ sở hạ tầng và kỹ thuật số khổng lồ trị giá hàng ngàn tỉ USD của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo thế giới.

Chương trình này do ông Tập khởi xướng vào năm 2013 và đã cấp vốn cho nhiều dự án hạ tầng toàn cầu bao gồm cảng, nhà máy điện và đường sắt. AidData cho biết: "Tổng số dư nợ (bao gồm gốc, chưa gồm lãi) từ những bên đi vay ở các nước đang phát triển ít nhất là 1.100 tỉ USD".

Giám đốc điều hành AidData và tác giả báo cáo Brad Parks nói với Đài CNN rằng rất nhiều trong số này là các khoản vay đã được cấp trong giai đoạn sáng kiến BRI bắt đầu từ năm 2013 và chúng đi kèm với thời gian ân hạn 5 hay 6 hoặc 7 năm…, sau đó do đại dịch COVID-19 nên đã được thêm 2 năm ân hạn. Sau khoảng 10 năm kể từ những dự án đầu tiên, hơn một nửa số khoản vay đó hiện đã bước vào thời hạn trả nợ gốc.

Ông Parks nói: "Bây giờ câu chuyện đang thay đổi… Trong khoảng 10 năm qua, Trung Quốc là chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới và bây giờ chúng ta đang ở điểm mấu chốt mà thực sự Trung Quốc là nước đòi nợ chính thức lớn nhất thế giới".

Tuy nhiên, không phải nước nào đang vay cũng có thể trả nợ đúng hạn cho Trung Quốc. Do đó Bắc Kinh đã phải chuyển trọng tâm sang cho vay để giải cứu nhiều nước trong đó khỏi đống nợ nần. Các gói giải cứu đã tăng lên 58% trong số các khoản cho vay của Trung Quốc vào năm 2021 so với mức 5% của năm 2013.

Ông Bradley Parks cũng cho biết các khoản cứu trợ khẩn cấp thường do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cấp. Báo cáo của AiData cho thấy trong những năm gần đây gói cho vay giải cứu trung bình của Trung Quốc dành cho các nước đã mắc nợ họ nhiều là 965 triệu USD.

Lãi mẹ đẻ lãi con

Điều gì đã khiến các nước đang phát triển tham gia BRI lại rơi vào cảnh không trả được nợ như vậy? AidData cho rằng Trung Quốc cung cấp tài chính gần như hoàn toàn dưới dạng các khoản vay chứ không phải trợ cấp và các khoản vay của họ thường có lãi suất điều chỉnh. Khi lãi suất toàn cầu tăng vọt trong hai năm qua, các nước vay sẽ phải trả nợ cho Bắc Kinh mức cao hơn nhiều so với dự kiến.

Chính quyền Bắc Kinh không phải không nhận ra điều này. Bản báo cáo chính sách của Quốc vụ viện Trung Quốc vào tháng

10-2023 cho biết: "Để tránh gây ra rủi ro nợ nần và gánh nặng tài chính cho những nước có các dự án BRI, Trung Quốc đã ưu tiên lợi ích kinh tế, xã hội và cung cấp các khoản vay để xây dựng dự án dựa trên nhu cầu và điều kiện của địa phương".

Mặc dù chậm nhưng các ngân hàng Trung Quốc tham gia cho vay đã có những thay đổi bước đầu. Theo AidData, trong những năm đầu, 65% khoản vay là do các ngân hàng chính sách nhà nước Trung Quốc cấp, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China EXIM Bank).

Nhưng giờ đây hai ngân hàng nhà nước chính của Trung Quốc, vốn cung cấp phần lớn các khoản vay cơ sở hạ tầng, đã giảm cho vay mới. Đối mặt với nhiều khoản vay có vấn đề, họ đã giảm nguồn cung tài chính. Đến năm 2021, những khoản vay đó chiếm chưa đến 1/4 tổng cho vay. Quách Lôi, phó chủ tịch tài chính toàn cầu tại CDB, cho biết ở Diễn đàn tài chính quốc tế vào cuối tháng 10 tại TP Quảng Châu: "Sự phát triển phải được bảo vệ khỏi rủi ro".

Trong diễn ngôn bảo vệ sáng kiến BRI, Uông Văn Bân - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - nói trong cuộc họp báo ngắn chỉ vài giờ sau khi báo cáo AidData được công bố: "Nợ hợp lý là điều tốt cho phát triển kinh tế. Nhiều quốc gia sử dụng nợ chính phủ như một phương tiện quan trọng để huy động tài chính và tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế".

Trung Quốc điều chỉnh BRI

Khi BRI tròn 10 tuổi trong năm nay, Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi chương trình chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Tập Cận Bình với việc nhấn mạnh thông điệp tương lai của BRI là các dự án "nhỏ hơn" và "xanh hơn".

Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu rủi ro cho BRI bằng việc điều chỉnh các hoạt động cho vay để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế.

Các ngân hàng thương mại Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán do Chính phủ Trung Quốc nắm giữ cổ phần kiểm soát hiện chiếm khoảng 1/4 lượng cho vay, nhưng họ cung cấp các khoản vay chủ yếu cho các nước đang phát triển thông qua những ngân hàng phương Tây có tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn. AidData cho rằng Trung Quốc đang "học hỏi từ những sai lầm của mình và trở thành một nhà quản lý khủng hoảng ngày càng lão luyện".

Trung Quốc cho thế giới vay 1.100 tỉ USD như thế nào?Trung Quốc cho thế giới vay 1.100 tỉ USD như thế nào?

Trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần đóng vai trò lớn hơn trong việc điều hòa các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Xem thêm: mth.47110009090113202-ioig-eht-tahn-nol-on-uhc-couq-gnurt-auc-al-ax-ort-iav/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vai trò xa lạ của Trung Quốc: Chủ nợ lớn nhất thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools