vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi buồn đào tạo cầu thủ trẻ địa phương

2023-11-15 12:26
Lão tướng Hoàng Danh Ngọc (phải) trong trận gặp trẻ B.Bình Dương - Ảnh: ĐỨC ĐỒNG

Lão tướng Hoàng Danh Ngọc (phải) trong trận gặp trẻ B.Bình Dương - Ảnh: ĐỨC ĐỒNG

Sự vượt trội của CLB Định Hướng Phú Nhuận với nhiều cầu thủ lớn tuổi trước các đội bóng trẻ ăn tập bài bản ở các trung tâm đào tạo phía Nam khiến không ít người không khỏi đặt dấu hỏi về công tác đào tạo trẻ.

Đội hình CLB Định Hướng Phú Nhuận có ít nhất 13 cầu thủ từng chinh chiến ở giải đấu cao nhất Việt Nam (V-League) những mùa trước. Nổi bật nhất là tiền đạo nhập tịch Huỳnh Kesley Alves, cầu thủ gốc Brazil đã 42 tuổi, hậu vệ Âu Văn Hoàn (34 tuổi), tiền đạo Hoàng Danh Ngọc (33 tuổi)...

Nhưng tuổi tác dường như không làm khó các "lão tướng" của CLB Định Hướng Phú Nhuận. Tại bảng B, họ có 5 chiến thắng trước Cần Thơ; Tây Ninh, An Giang và trẻ B.Bình Dương.

Giải nghệ đã lâu, chỉ chơi bóng phong trào khi rảnh, dù chỉ tập cùng đội 2 tuần, Huỳnh Kesley dễ dàng hạ gục hàng thủ trước các trung vệ sinh năm 2005-2006.

Nhìn tích cực, HLV Nguyễn Chí Thiện của CLB Cần Thơ cho rằng các cầu thủ trẻ được đối mặt các đàn anh cũng là trải nghiệm đáng quý. Dù vậy, 2 trận đối đầu toàn thua với Định Hướng Phú Nhuận cũng phản ánh khá rõ chất lượng đào tạo cầu thủ trẻ ở địa phương này. Có thể nói công tác đào tạo trẻ của các đội bóng miền Tây cũng thoái trào, không thể cạnh tranh với những trung tâm tư nhân.

An Giang là đội bóng còn lại ở bảng B giành quyền thăng hạng nhì 2024. HLV Nguyễn Hồ Nhật Tiến (An Giang) chia sẻ: "Lực lượng của An Giang gồm các em trẻ do trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ kết hợp với lứa U19. Chúng tôi vẫn cố gắng duy trì đào tạo trẻ, tuyển chọn thêm từ các huyện để sàng lọc. Hiện tại có hai em Lê Ngọc Quân, Trương Văn Dư là có triển vọng. Nhưng nhiêu đó thì chưa đủ để chơi bóng đá chuyên nghiệp".

Chất lượng đào tạo không tốt, nguyên nhân chính do đầu vào không tốt và không có HLV giỏi. HLV Hồ Thành Hào cho biết không chỉ Tây Ninh, các địa phương khác cũng gặp khó khăn khi tìm tài năng.

Ông phân tích:"Các trung tâm có nguồn lực tốt như CLB Hà Nội, Trung tâm PVF, Viettel hay HAGL thường hút hết các cầu thủ triển vọng loại 1. Mình còn loại 2, loại 3 thôi, rất khó cạnh tranh.

Ngay cả khi các em loại khá sót lại, sau này họ cũng quay lại để chiêu mộ luôn.

Trung tâm tư nhân hay của đội bóng lớn có cơ sở vật chất tốt hơn của các trung tâm nhà nước như sân bãi tập luyện, khu ăn ở, sinh hoạt. Lực lượng HLV của họ cũng dồi dào hơn, mỗi đội có đến 7-8 thành viên thay vì ở trung tâm nhà nước nhiều chỉ 2-3 người.

Đó là chưa kể các khoản dinh dưỡng, y tế cũng rất quan trọng với cầu thủ trẻ".

Nghe các HLV phân tích mà không khỏi buông tiếng thở dài cho công tác đào tạo trẻ ở các địa phương nói trên.

Đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá TP.HCM: Thực trạng đáng buồnĐào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá TP.HCM: Thực trạng đáng buồn

TTO - Không chỉ là chuyện sân bãi hạn chế và nơi ở kém, ngay cả lực lượng HLV đào tạo cầu thủ trẻ cũng yếu khi đa số chỉ là cựu cầu thủ ít tên tuổi hoặc tốt nghiệp bóng đá ở Trường đại học TDTT.

Xem thêm: mth.6434139051113202-gnouhp-aid-ert-uht-uac-oat-oad-noub-ion/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi buồn đào tạo cầu thủ trẻ địa phương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools