vĐồng tin tức tài chính 365

Cử nhân lao đao tìm việc - Kỳ 3: Khi bạn trẻ nhảy việc và... kén việc!

2023-11-16 13:39
Từ năm thứ hai đại học đến nay, Thanh Phong đã trải qua bảy nơi làm việc - Ảnh: AN VI

Từ năm thứ hai đại học đến nay, Thanh Phong đã trải qua bảy nơi làm việc - Ảnh: AN VI

Họ mất vài năm bay nhảy và lắm lúc căng thẳng, nản lòng vì hành trình tìm việc và khẳng định bản thân cũng quá... mông lung.

"Nếu chịu đựng thì tôi vẫn trụ được với thu nhập khoảng 12 - 15 triệu đồng/tháng. Nhưng tôi nghĩ nếu không làm chỗ này mình vẫn có thể tìm công việc khác.

KIM THỦY

Đủ lý do để chia tay công việc

Tốt nghiệp chuyên ngành xã hội Trường đại học Khánh Hòa ba năm trước, Văn Khánh (25 tuổi) là một đại diện cho trào lưu nhảy việc không mệt mỏi. Trải qua 5-6 chỗ làm nhưng chưa nơi nào anh gắn bó lâu dài.

Anh cho biết chỗ thì lương quá thấp, chỗ thì công việc nhàm chán hoặc không đúng chuyên ngành. Sau đó, anh cũng tìm được một công việc phù hợp ngành học.

Chẳng bao lâu sau anh lại vác ba lô về quê vì "sếp thiếu năng lực, khó tính, nhân viên lại hay ăn nhậu". Rồi anh vào làm việc cho một công ty tư nhân ở TP Nha Trang. Chưa kịp mừng, mấy hôm sau gia đình lại thấy cậu út lò dò về ngang đầu ngõ. Sau những tiếng thở dài của mẹ, anh lại trấn an "lo gì, con còn trẻ mà, yên tâm, rồi sẽ có bến đỗ ngon lành".

Cách đây vài tháng, anh gọi về nhà khoe "có chỗ ngon rồi". Bến đỗ mà anh đầu quân là một công ty lữ hành. "Thời gian đầu, tôi đi tour liên tục. Đây là công việc ưa thích, lại được đi đây đi đó, trải nghiệm nhiều điều mới mẻ", anh nói.

Đang thuận lợi, đùng cái anh trở thành quản lý một bộ phận hành chính, không được bay nhảy như trước và dần chán nản. Vậy là lần về quê này của anh không chỉ có chiếc ba lô mà gói ghém toàn bộ hành trang 4 năm đèn sách. Anh tâm sự bản thân nhảy việc liên tục một phần vì nghĩ mình còn trẻ, thích học hỏi. "Có lẽ lần về quê này không hẹn ngày trở lại. Ba mẹ tôi cũng đã già nên tôi về phụ trông coi ruộng vườn, trang trại", anh bộc bạch.

Trong nhóm bạn, Kim Thủy (27 tuổi, ngụ đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, TP.HCM) được biết đến là người dám nghĩ dám làm trong "sự nghiệp" kén việc. Mỗi lần hẹn cà phê, Thủy khiến cả nhóm bất ngờ khi cô chuyên viên kinh doanh tiết lộ mình vừa chuyển công ty khác.

Cô giải thích: "Không phải tôi thích nhảy việc. Mỗi lần quyết định nghỉ việc rồi qua chỗ mới cũng nhiều áp lực, căng thẳng. Tôi cũng ngại bạn bè bàn tán chuyện mình hay đổi chỗ làm".

Theo cô, lý do nhảy việc bao gồm những thứ không tên mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được. Ngoài những điều như tính chất công việc chưa phù hợp, quá tải, mâu thuẫn với sếp, cô còn giải thích do đồng nghiệp "toxic" (hành vi xung đột, độc hại), môi trường khó thăng tiến...

Tâm tư của một cử nhân đang tìm việc làm phù hợp

Tâm tư của một cử nhân đang tìm việc làm phù hợp

Khi nào mới ổn định công việc?

Lấy bằng truyền thông đa phương tiện tại Trường đại học Công nghệ TP.HCM, Trần Thanh Phong vẫn vò đầu bứt tai tìm việc làm.

Chàng cử nhân quê Tiền Giang này bắt đầu đi làm từ năm thứ hai để tự trang trải. Áp dụng kiến thức vào thực tế từ rất sớm, vì vậy anh thường nhận nhiều việc cùng một lúc. Ôm đồm thì vẫn được, nhưng anh thường hay chán việc.

Chuyên môn của Phong là sản xuất, thiết kế các ấn phẩm truyền thông. Anh ước tính mình đã đầu quân hơn bảy công ty... Về nguyên nhân, anh cho rằng từ hai phía. Một là anh thường cảm thấy "nhanh chán với một vị trí công việc". Còn lý do lớn nhất là các yếu tố bên ngoài tác động, như áp lực đồng trang lứa.

"Đôi khi thấy bạn bè làm cùng lĩnh vực nhàn hơn nhưng vẫn nhận được mức lương cao, tôi lập tức cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại", anh nói. Anh luôn cố tìm cách có vị trí tốt cho bằng bạn bằng bè và sẵn sàng nhảy việc ngay khi có cơ hội.

Thu nhập đối với công việc mới có thể sẽ cao hơn, nhưng anh cho biết sự tín nhiệm ở nơi mới chắc chắn không thể bằng công việc cũ mà mình đã có một thời gian chứng minh khả năng. Mỗi lần như vậy, anh gần như bắt đầu lại mọi thứ, từ làm quen với môi trường, quy tắc làm việc cho đến ứng xử với đồng nghiệp...

Không ít lần Phong nuối tiếc về quyết định nhảy việc. "Có một công ty truyền thông tôi đã làm việc từ năm hai đến khi ra trường. Sau đó tôi nghỉ, nhưng sớm hối hận vì vừa làm ở chỗ mới vài tháng thì công ty cũ ký hợp đồng và có thêm đãi ngộ cho những bạn còn gắn bó", anh nhớ lại.

Mỗi lần anh có việc mới, gia đình và bạn bè thường đặt câu hỏi: Sao nghỉ việc hoài vậy? Và người ngoài nhìn vào cứ tưởng anh chàng bị... đuổi việc. Bản thân anh cũng cảm nhận được sự bấp bênh của mình.

Song phải công nhận hồ sơ của Phong giờ đây rất chất lượng, khi có kinh nghiệm làm việc ở nhiều đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực. "Lợi thì vẫn có, nhưng hại tôi cảm thấy nhiều hơn. Giá như khi xưa gắn bó với công ty cũ, giờ đây ít nhất tôi đã có vị trí quản lý hoặc ít ra cũng không làm lính mới mãi như lúc này", anh than thở.

Theo anh Trần Ngọc Định, giám đốc một công ty tổ chức sự kiện tại quận 4, thực tế tuyển dụng cho thấy bên cạnh những nhân sự tác phong chuyên nghiệp, có tình trạng bạn trẻ mới ra trường ứng xử chưa tinh tế, kén việc.

Công ty anh từng nhận một số email ứng tuyển vị trí quay phim của một số bạn, trong đó có một bạn chưa tốt nghiệp với tiêu đề yêu cầu lương 10 triệu đồng/tháng. Và lời lẽ trình bày khiến người tiếp nhận bị "dội".

"Có thể do các bạn chưa hiểu về mức lương, chưa được đào tạo những kỹ năng khi xin việc. Trừ những bạn đã va chạm thực tế khi còn sinh viên, các bạn khác cần có thời gian tích lũy kinh nghiệm", anh nói.

Theo anh, bạn trẻ không nên quá kén việc, có thể làm nhiều đầu việc để học hỏi, tìm cơ hội phát triển. Anh chia sẻ: "Môi trường làm việc khác hoàn toàn trên giảng đường. Khi các bạn đã rèn luyện, có thể "gánh tạ" thì mới có thể đòi hỏi nhiều hơn".

Nhiều người cho rằng không cần biết nhiều, chỉ cần tinh thông một việc, nhưng hiện nay lại có quan điểm nhân sự phải đa năng mới dễ tìm việc "ngon".

Phải biết bản thân có gì để "bán" cho doanh nghiệp

Theo anh Nguyễn Hoàng Hiệp, nguyên trưởng phòng nhân sự tại Lazada, hiện tượng sinh viên mới ra trường nhảy việc không có gì sai hay xấu, quan trọng là phải có lý do cho quyết định đó và chọn đúng thời điểm.

"Việc ở lại lâu với một vị trí hay công ty không quan trọng bằng việc bạn đã đóng góp được gì cho công ty và tích lũy được kinh nghiệm gì cho bản thân trong thời gian làm việc", anh lý giải.

Với bối cảnh thị trường lao động hiện nay, các công ty sẵn sàng trả mức lương hậu hĩnh hơn để có thể đón được người có đủ kỹ năng về làm việc. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động sẵn sàng nhảy việc để có mức thu nhập tốt hơn.

Thống kê cũng cho thấy ngoài các vị trí giám đốc trở lên thì nhảy việc ở các vị trí còn lại đều giúp tăng thu nhập nhanh hơn so với duy trì vị trí ở một công ty. Nhưng có đáng để đánh đổi hay không thì không có công thức chung cho tất cả.

Chê việc hay nhảy việc, nguyên nhân thường thấy nhất vẫn là do các tân cử nhân chưa thật sự tìm hiểu rõ bản thân mình cần gì. Đồng thời cái nhìn về thị trường lao động hiện nay của các bạn vẫn chưa thật sự đầy đủ.

Anh cho rằng bí quyết hiệu quả nhất vẫn là "hiểu rõ bản thân", xem bản thân có gì để "bán" cho các doanh nghiệp, từ đó sẽ biết được doanh nghiệp phải trả bao nhiêu thì xứng đáng.

Cử nhân lao đao tìm việc - Kỳ 2: Kinh nghiệm vài năm vẫn lận đận đường nghềCử nhân lao đao tìm việc - Kỳ 2: Kinh nghiệm vài năm vẫn lận đận đường nghề

Không chỉ cử nhân mới tốt nghiệp, nhiều bạn trẻ ra trường vài năm cho biết họ vẫn khó có công việc phù hợp. Có 1.001 lý do, trong đó có nguyên nhân về tiền lương, môi trường làm việc, hoặc đơn giản là hồ sơ rải đi không được hồi đáp.

Xem thêm: mth.11384433251113202-ceiv-nek-av-ceiv-yahn-ert-nab-ihk-3-yk-ceiv-mit-oad-oal-nahn-uc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cử nhân lao đao tìm việc - Kỳ 3: Khi bạn trẻ nhảy việc và... kén việc!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools