vĐồng tin tức tài chính 365

Starbucks thất thế trong cuộc đua cà phê ở Trung Quốc

2023-11-22 03:18

Kết thúc quý II, báo cáo của Luckin Coffee cho thấy hãng này đã vượt Starbucks để trở thành chuỗi café lớn nhất Trung Quốc cả về doanh thu và số cửa hàng. Chuỗi café Trung Quốc đã quay trở lại đầy ấn tượng sau scandal gian lận kế toán khiến hãng này lao đao vài năm trước.

Với nguồn vốn và đội ngũ lãnh đạo mới, Luckin hiện có 13.300 cửa hàng. Gần như toàn bộ đều ở Trung Quốc. Con số này gấp đôi Starbucks với 6.800 địa điểm.

Luckin cũng ghi nhận 855 triệu USD doanh thu trong quý II, nhỉnh hơn so với 822 triệu USD của Starbucks tại Trung Quốc. Doanh số của Luckin đang ngày càng bỏ xa Starbucks, theo báo cáo tháng 11 của hãng.

Một cửa hàng của Starbucks tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

Một cửa hàng của Starbucks tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

Starbucks - chuỗi café lớn nhất thế giới - có lợi thế của người đi đầu, khi mở cửa hàng đầu tiên ở Trung Quốc năm 1999. Nhà sáng lập Howard Schultz đã tự gây dựng các mối quan hệ tại đây. Chuỗi này mở chi nhánh ở các thành phố lớn nhất Trung Quốc, rồi mở rộng sang các thành phố nhỏ. Họ mở hàng trăm cửa hàng mới tại đây mỗi năm, phục vụ những người thích uống café tại quán.

Tuy nhiên, đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh của Starbucks. Doanh thu các cửa hàng đã mở trên một năm tại đây giảm 17% năm 2020 so với năm 2019. Hiện tại, nhiều người Trung Quốc vẫn tiếp tục thói quen thắt lưng buộc bụng, hình thành từ trong đại dịch.

Trong khi đó, Luckin mới thành lập năm 2017 - thời kỳ bùng nổ công nghệ tại Trung Quốc. Các cửa hàng của Luckin có thiết kế đơn giản hơn nhiều so với Starbucks. Chiến lược của họ cũng tập trung vào ứng dụng di động và giao hàng nhanh ngay từ đầu. Trong khi đó, Starbucks về sau mới bổ sung tùy chọn giao nhận tại Trung Quốc. Giá đồ uống của Luckin cũng thấp hơn Starbucks.

Đến mùa thu năm 2019, Luckin có 3.680 cửa hàng. Con số này gần bằng 4.130 cửa hàng mà Starbucks gây dựng tại đây trong 2 thập kỷ.

Starbucks từ nhiều năm nay luôn đặt ưu tiên tăng hiện diện ở Trung Quốc lên hàng đầu. Cựu CEO Howard Schultz cho biết Trung Quốc đem đến cho họ cơ hội tăng trưởng lớn, dù việc kinh doanh ở đây khá phức tạp. Trung Quốc hiện là thị trường có số cửa hàng và doanh thu lớn nhì của hãng, chỉ sau Mỹ.

Trung Quốc là nước có truyền thống uống trà. Người dân ở đây tiêu thụ ít cà phê hơn so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều nhận định nhu cầu cà phê ở Trung Quốc đang tăng. Giới phân tích dự báo Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới trong vài năm tới.

Dù vậy, các thương hiệu phương Tây khi bán hàng tại đây đang đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu địa phương. Người tiêu dùng cũng đang bắt đầu thể hiện sự yêu thích với các thương hiệu trong nước.

Kiki Pang - một giám đốc marketing tại Quảng Đông - uống café 2 lần một tuần. Cô thường đặt một cốc latte của Luckin giao đến văn phòng buổi chiều, trong giờ làm việc và trả qua ứng dụng WeChat.

"Starbucks từng rất phổ biến trong nhóm người trẻ Trung Quốc. Nhưng giờ, họ có nhiều lựa chọn hơn rồi. Tình hình đã thay đổi", Pang cho biết.

Các lãnh đạo Starbucks vẫn kiên định với thị trường Trung Quốc. Tháng này, họ cho biết đặt mục tiêu mở mới 1.000 cửa hàng tại Trung Quốc mỗi năm, nâng tổng địa điểm lên 9.000 năm 2025. Họ cho biết Trung Quốc sẽ trở thành thị trường lớn nhất của Starbucks. "Tôi rất tự tin rằng đây chỉ là sự bắt đầu", đồng CEO của Starbucks Trung Quốc Belinda Wong cho biết trong một sự kiện hồi tháng 11.

Trên WSJ, Starbucks cũng khẳng định doanh số của họ tại Trung Quốc vẫn đang tăng, bất chấp cạnh tranh từ các đối thủ nội địa.

Luckin làm IPO năm 2019. Tuy nhiên, một năm sau, Luckin bị hủy niêm yết trên sàn Nasdaq sau scandal gian lận kế toán. Luckin cam kết sẽ tái thiết, đưa về các lãnh đạo mới và nhận đầu tư từ quỹ Centurium Capital (Trung Quốc). Hè năm nay, chuỗi này mở cửa hàng thứ 10.000 tại Trung Quốc.

Luckin vượt lên nhờ giá sản phẩm và một số vị đồ uống gây sốt, trong đó có sản phẩm hợp tác vài tháng trước với hãng rượu cao cấp Trung Quốc Kweichow Moutai.

Dù Starbucks đã có nhiều chiến lược để thúc đẩy việc kinh doanh tại Trung Quốc, nhiều người vẫn thích thương hiệu địa phương hơn. Cuộc chiến giá cũng tiếp tục ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Starbucks.

Một đối thủ khác đang nổi lên tại Trung Quốc là Cotti Coffee. Hãng này ra mắt năm ngoái, cũng có chiến lược đồ uống giá rẻ hướng đến người trẻ. Hồi tháng 8, Cotti cho biết đã mở 5.000 cửa hàng chỉ trong một năm.

Starbucks gần đây ra mắt nhiều sản phẩm mới tại Trung Quốc. Chỉ riêng hè này, họ đã tung ra 28 sản phẩm. Các lãnh đạo cho biết Starbucks hiện là thương hiệu cà phê duy nhất tại Trung Quốc có đủ các loại đồ uống, đồ ăn, đồ dùng thương hiệu riêng, với nhiều vị trí đắc địa trên cả nước. Họ đang xây nhiều cửa hàng tại các khu vực nhỏ hơn. Hồi tháng 9, Starbucks mở một trung tâm đổi mới sáng tạo trị giá 220 triệu USD tại Trung Quốc.

Trong một sự kiện gần đây, CEO Starbucks Laxman Narasimhan cho biết so với các đối thủ bán sản phẩm giá rẻ hơn. Starbucks đem lại trải nghiệm tốt hơn, chất lượng cao hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc.

Sunny Shen - một tư vấn viên sống tại Giang Tô cho biết cô uống cà phê vài lần một tuần. Gần đây, cô thích loại cà phê sữa phiên bản giới hạn của Luckin. "Nếu có mã giảm giá, đồ uống của Luckin chỉ có giá bằng nửa hoặc một phần ba Starbucks thôi", cô nói.

Hà Thu (theo WSJ, Nasdaq)

Xem thêm: lmth.0739764-couq-gnurt-o-ehp-ac-aud-couc-gnort-eht-taht-skcubrats/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Starbucks thất thế trong cuộc đua cà phê ở Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools