Thân mình uyển chuyển, thoắt một cái trong chớp mắt ông Tùng đã leo tót lên ngọn cây bần
Nghề đốn cây, tỉa cành ở miền Tây trước đây được rất nhiều người ưa chuộng và chọn theo bởi không cần đầu tư vốn, chỉ bỏ công sức và sự liều lĩnh của mình để mưu sinh. Nhưng để đeo bám được với nghề hơn 27 năm như ông Tùng lại cần nhiều hơn thế.
Vừa đón sinh nhật tuổi 50 nhưng khi được hỏi khi nào "nghỉ hưu", ông Tùng cười nói: "Nghề chọn mình. Cứ làm đến khi nào không có ai mướn nữa thì thôi".
Để đảm bảo an toàn, ông có một nguyên tắc riêng cho mình, đó là tuyệt đối không chủ quan và phải làm việc bằng cái đầu.
Trước khi leo lên một cái cây, ông Tùng đứng tần ngần một hồi lâu, có thể lâu hơn cả thời gian ông đốn cây để nghiên cứu về hướng ngã, xem hướng gió rồi mới cưa.
"Chắc trời phú cho tôi khả năng phán đoán, nên đứng trước bất cứ một cái cây nào tôi cũng có thể đưa ra hướng xử lý nhanh nhất, an toàn nhất để đốn cây" - ông Tùng nói.
Cứ mỗi lần cưa một cây, được chủ trả 200.000 - 500.000 đồng. Nhưng cũng có những người thán phục tài ông nên có thể "boa" số tiền nhiều hơn cả tiền công.
"Nói chung đây vừa là cái nghề mưu sinh nhưng cũng là cái nghiệp mà tôi phải theo. Tôi cũng không chắc là khi nào mình sẽ nghỉ nghề này nữa" - ông Tùng cười nói.
“Vua khỉ” với chiếc xe cà tàng cùng dụng cụ cưa cây lỉnh kỉnh đã rất quen thuộc với dân miền Tây
Thường nhóm thợ cưa của ông có từ 2-3 người cùng đi để hỗ trợ nhau
Leo trèo rất giỏi nhưng không ít lần ông bị tai nạn
Biệt danh “vua khỉ” do mọi người đặt cho ông Phạm Thanh Tùng vì ngưỡng mộ về tài leo cây
Trên ngọn cây cao gần 20m
Ăn uống để nạp năng lượng, tránh để bụng đói dẫn đến tay chân bủn rủn khi leo cao
Con trai ông Tùng cùng đi để học nghề và phụ cha những công việc lặt vặt
TTO - Trên các tuyến phố trong Hà thành như Trần Phú, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… những ngày này không khó để bắt gặp cảnh “người nhện” đu dây hái sấu trên những cành cây cao vút.
Xem thêm: mth.38594658080110202-yat-neim-ihk-auv/nv.ertiout