vĐồng tin tức tài chính 365

“Công nghiệp COVID-19” còn nhiều dư địa phát triển

2020-11-09 14:15

Tuần qua, báo chí châu Âu có một số bài về cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành thị phần trên một thị trường mới và đang tăng trưởng mạnh. Đây cũng là cuộc đua giữa các quốc gia nhằm tăng tự chủ, giảm lệ thuộc vào bên ngoài.

Khi dịch bệnh tái bùng phát, nước Pháp không còn phải lệ thuộc vào bên ngoài về khẩu trang. Năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Pháp đã tăng 30 lần so với cách đây nửa năm.

Tuần báo L'Express ra tại Pháp cho biết: "Tới tháng 12 năm nay, sản lượng khẩu trang may tại Pháp sẽ lên tới 100 triệu chiếc mỗi tuần. Thế nhưng, với những sản phẩm khác như găng tay phẫu thuật, máy trợ thở, nước Pháp vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu".

“Công nghiệp COVID-19” còn nhiều dư địa phát triển - Ảnh 1.

Biểu đồ về xuất khẩu bộ kit chẩn đoán và thiết bị xét nghiệm.

Đa số các nước đều trong tình trạng như nước Pháp, lệ thuộc ít nhiều vào 5 nước đang dẫn đầu về công nghiệp COVID-19. 49% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm phòng chống dịch là từ 5 nước: Trung Quốc, Đức, Mỹ, Ireland và Thụy Sỹ.

Biểu đồ của tờ tuần báo cho thấy, về xuất khẩu bộ kit chẩn đoán và thiết bị xét nghiệm, nước Đức dẫn đầu, tiếp đến là Mỹ và Trung Quốc; còn về quần áo bảo hộ y tế, 41% là từ Trung Quốc, tiếp đó là Malaisya và Đức.

Trung Quốc đã nhanh chân giành được phần rất lớn trong thị trường khẩu trang thế giới. Tờ thời báo ra tại Thụy Sỹ có bài: "Trung Quốc đã bán được 40 tỷ USD khẩu trang", trong đó trích con số của Tổ chức Thương mại Thế giới rằng: "Thị trường khẩu trang trên toàn thế giới trị giá 71 tỷ USD thì Trung Quốc giành được tới 57% thị phần". Nước này cũng xuất khẩu những đồ bảo hộ cá nhân, ngoài khẩu trang còn là găng tay y tế, áo liền quần...

“Công nghiệp COVID-19” còn nhiều dư địa phát triển - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: Xinhua)

"Công nghiệp COVID-19" là thị trường rất rộng, từ cồn rửa tay, đồ bảo hộ, cho đến máy trợ thở, máy lọc không khí, tuy nhiên cuộc chơi lớn hơn rất nhiều là vaccine. Tờ Delo ra tại Slovenia cho biết, riêng nước Đức đã phân bổ 750 triệu Euro công quỹ cho các công ty tham gia phát triển vaccine. Ngoài số tiền này, các hãng dược cũng phải huy động thêm vốn từ thị trường tài chính. Ai cũng hiểu rằng hãng nào thành công trong cuộc đua này, lợi nhuận không chỉ tính bằng tiền tỷ.

Ở giữa một bên là sản xuất khẩu trang đơn giản, bên kia là bào chế vaccine cần nhiều vốn liếng, dư địa cho vô số sản phẩm, công nghệ giúp sống và làm việc tách biệt nhau. Tờ Blikk ra tại Hungary nhận xét một cách đáng buồn rằng "Công nghiệp COVID-19" sẽ còn phát triển, chỉ nhằm đáp ứng một mục đích là làm cho con người không cần trực tiếp gặp nhau, nếu gặp thì cũng không thể chạm được vào nhau và tiếp xúc với đồ vật càng ít càng tốt.

Ngành công nghiệp phá dỡ du thuyền “hái ra tiền” thời COVID-19Ngành công nghiệp phá dỡ du thuyền “hái ra tiền” thời COVID-19

VTV.vn - Dịch COVID-19 đang đẩy ngành công nghiệp du thuyền đứng bên bờ vực phá sản. Nhiều ông chủ của những siêu du thuyền phải lựa chọn tháo dỡ chúng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.71001141190110202-neirt-tahp-aid-ud-ueihn-noc-91-divoc-peihgn-gnoc/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

““Công nghiệp COVID-19” còn nhiều dư địa phát triển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools