vĐồng tin tức tài chính 365

Văn Phú Invest: Rủi ro từ dòng tiền kinh doanh âm triền miên

2020-11-19 08:06

Nếu chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh, thì nhiều năm trở lại đây, doanh thu và lãi ròng của Văn Phú Invest tăng trưởng rất đều đặn. Tuy nhiên, bảng lưu chuyển tiền tệ lại hé lộ rủi ro của Văn Phú Invest đến từ dòng tiền kinh doanh đã chìm sâu trong trạng thái âm nặng 5 năm gần đây.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (HOSE: VPI) là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh, được hình thành và phát triển từ năm 2003.

Hơn 10 năm sau (2017), Văn Phú - Invest chính thức niêm yết cổ phiếu VPI trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau 6 tháng niêm yết tại HNX, bước sang năm 2018, Văn Phú Invest đã chuyển niêm yết sang HOSE với kỳ vọng tăng khả năng huy động vốn.

Tương phản giữa lợi nhuận và dòng tiền kinh doanh

Nhìn lại báo cáo tài chính hợp nhất của Văn Phú Invest giai đoạn từ 2015 đến 2019 có thể thấy sự tăng trưởng phi mã về doanh thu của doanh nghiệp này.

Cụ thể, năm 2015 doanh thu của Văn Phú Invest chỉ đạt 223,3 tỉ đồng thì trước thềm niêm yết cổ phiếu trên HNX (năm 2016) con số này tăng gấp 3 lần, đạt 772,1 tỉ đồng.

Năm 2017, thời điểm Văn Phú Invest chính thức đưa cổ phiếu niêm yết trên HNX, doanh thu của công ty đạt 875,4 tỉ đồng. Sang năm 2018, Văn Phú Invest chứng kiến doanh thu giảm mạnh về 258,2 tỉ đồng nhưng con số này đã tăng vọt hơn 10 lần, đạt mức 3.057 tỉ đồng vào năm 2019.

Cùng với đà tăng của doanh thu, lãi ròng của Văn Phú Invest trong 5 năm kể trên cũng tăng như vũ bão.

Từ chỗ lỗ ròng 3,8 tỉ năm 2015, lợi nhuận sau thuế của Văn Phú Invest đã tăng lên 21,9 tỉ đồng (2016), 418,8 tỉ đồng (2017) rồi 435 tỉ đồng (2018) và đỉnh điểm là 510,8 tỉ đồng năm 2019.

Tuy nhiên, đối lập với bức tranh doanh thu và lợi nhuận tươi sáng là dòng tiền kinh doanh liên tục âm hàng trăm tỉ trong nhiều năm qua.

Cụ thể, từ năm 2015 đến 2019, dòng tiền kinh doanh đã âm liên tiếp 5 năm, lần lượt là -555 tỉ đồng, -230 tỉ đồng, -414 tỉ đồng, -681 tỉ đồng, -761 tỉ đồng.

Sức khỏe tài chính không lành mạnh

Theo Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, dòng tiền kinh doanh âm liên tiếp nhiều năm là một chỉ báo về sức khỏe tài chính không lành mạnh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết dòng tiền và và lợi nhuận là 2 khâu hoàn toàn khác nhau.

Vị chuyên gia tài chính ngân hàng lấy ví dụ: “Chẳng hạn như doanh nghiệp có thu nhập 100 tỉ nhưng đến ngày 31.12 mới nhận được 30 tỉ thôi, còn 70 tỉ sang năm 2021 mới được nhận. Tuy nhiên, doanh nghiệp họ vẫn hạch toán cả 100 tỉ đó cho năm 2020, trong khi đó dòng tiền thực cho năm 2020 chỉ có 30 tỉ thôi. Thành ra cái lợi nhuận 100 tỉ rất cao đó chỉ là trên sổ sách”.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết doanh nghiệp có nhiều cách hạch toán để làm gia tăng lợi nhuận trên sổ sách.

“Cho nên khi 1 nhà đầu tư xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà không nhìn vào bảng cân đối dòng tiền, chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh thì có thể họ sẽ bị lừa. Kể cả lợi nhuận cao nhưng doanh nghiệp vẫn có thể đứng trước nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào”, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị.

Ông Hiếu giải thích thêm, doanh nghiệp rơi vào trạng thái dòng tiền âm không phá sản vì thua lỗ mà phá sản do mất tính thanh khoản, không có khả năng chi trả.

Đánh giá về doanh nghiệp có 5 năm liên tiếp rơi vào trạng thái âm dòng tiền kinh doanh kiểu như Văn Phú Invest, ông Nguyễn Trí Hiếu nhận định, dòng tiền là máu của doanh nghiệp. Dòng tiền không có thì nhiều khi chỉ cần 1 cú sốc thôi là đã "mất máu chết ngay rồi”.

Dòng tiền dương trở lại nhờ chiếm dụng vốn?

Theo báo cáo tài chính quý III mới được công bố, 9 tháng năm 2020, dòng tiền kinh doanh của Văn Phú Invest đã dương trở lại, ở mức 650 tỉ đồng trong khi cùng kỳ 2019 âm (-1.046) tỉ đồng.

Dòng tiền kinh doanh của Văn Phú Invest thoát âm là do sự tăng lên của các khoản phải trả trên bảng lưu chuyển tiền tệ trong 9 tháng năm 2020. Cụ thể, con số này là 1.236 tỉ đồng.

Đây là các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh, như “Phải trả cho người bán”, “Phải trả công nhân viên”, “Chi phí phải trả”, “Phải trả nội bộ”, “Phải trả, phải nộp khác”…

Các khoản phải trả của Văn Phú Invest tăng 1.236 tỉ đồng trong 9 tháng năm 2020.
Các khoản phải trả của Văn Phú Invest tăng 1.236 tỉ đồng trong 9 tháng năm 2020/ Nguồn: BCTC Văn Phú Invest.

Như vậy, dòng tiền kinh doanh 9 tháng năm 2020 dương là do Văn Phú Invest đã chiếm dụng được 1.236 tỉ đồng từ khách hàng/đối tác.

Xem thêm: odl.504558-neim-neirt-ma-hnaod-hnik-neit-gnod-ut-or-iur-tsevni-uhp-nav/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Văn Phú Invest: Rủi ro từ dòng tiền kinh doanh âm triền miên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools