vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ Công Thương: RCEP sẽ không làm trầm trọng nhập siêu

2020-11-19 19:43

Bộ Công Thương: RCEP sẽ không làm trầm trọng nhập siêu

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - RCEP sẽ không làm trầm trọng nhập siêu, đây là thông tin mà ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) khẳng định với truyền thông hôm 19-11, chỉ vài ngày sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức được ký kết vào ngày 15-11.

Hiệp định RCEP khi được thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực. Ảnh minh họa: TTXVN

RCEP không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường

Phát biểu với báo giới hôm 19-11 tại Hà Nội về bản hiệp định trải qua 8 năm đàm phán, ông Lương Hoàng Tháikhẳng định: “RCEP chắc chắn sẽ không làm trầm trọng nhập siêu, thậm chí là có khả năng cải thiện cho Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là trong dài hạn”.

Đã có nhiều ý kiến thắc mắc về việc Việt Nam đã có hàng loạt các hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với các thị trường lớn trong và ngoài ASEAN, các FTA thế hệ mới rộng hơn. Song Việt Nam đến 2019 vẫn nhập siêu 33,8 tỉ đô la từ Trung Quốc , nhập siêu 7 tỉ đô la với thị trường ASEAN, gần 1 tỉ đô la với thị trường Úc (2018); nhập siêu 27 tỉ đô la với Hàn Quốc (2019) và nhập siêu 200 triệu đô la với Nhật Bản (2018).

Các thị trường này Việt Nam đều đã có các FTA và các ý kiến lo ngại về độ mở rộng của RCEP sẽ khiến Việt Nam bị “bão” nhập siêu lớn hơn.

Song ông Thái cho rằng: Với tất cả các nước ASEAN thì đây là Hiệp định không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường do ASEAN đều đã FTA với các đối tác. Thay vào đó, Hiệp định RCEP về cơ bản là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết đã có của ASEAN với 5 đối tác với ASEAN trong một Hiệp định FTA. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ chỉ phải sử dụng 1 quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây.

Tương tự, các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất và tăng cường. Do đó, về cơ bản sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với góc độ hài hòa các quy định hiện có của các hiệp định ASEAN đã có với các đối tác thì Hiệp định được coi là có giá trị cao trong việc giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường vị trí trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các xung đột về thương mại trong khu vực.

Đơn cử như doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, khó tận dụng được ưu đãi do có nhiều quy định khác nhau giữa Hiệp định của ASEAN và các nước đối tác. Với Hiệp định RCEP, các khó khăn này sẽ giảm đi do sẽ chỉ dùng chung một bộ quy tắc duy nhất và cho phép cộng gộp hàm lượng từ tất cả các nước trong khu vực. Tương tự, trước đây nếu có tranh chấp thương mại với một đối tác lớn thì các nước ASEAN cũng khó giải quyết hơn. Nay với một cơ chế mang tính đa phương với cả 15 nước tham gia thì các quy tắc thương mại sẽ được tuân thủ triệt để hơn.

Với góc độ như vậy, Hiệp định RCEP chắc chắn sẽ không làm trầm trọng nhập siêu, thậm chí là có khả năng cải thiện cho Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là trong dài hạn.

Quá trình đàm phán các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định RCEP đều có sự nghiên cứu và góp ý chặt chẽ từ các các bộ ngành liên quan và doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất của Việt Nam.

Những điểm cộng của RCEP

Với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác Hiệp định ACFTA , do đó có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong RCEP nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, New Zealand và Hàn Quốc.

Mặt khác, Hiệp định RCEP cũng mang lại sức ép cạnh tranh hàng hóa cho Việt Nam do nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lượng cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng cũng cao hơn so với khả năng hiện tại của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc với lợi thế hàng hóa phong phú, giá rẻ cũng sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Vì vậy, ngay cả khi mặt hàng nông, thủy sản là thế mạnh của ta nhưng cũng chính là thách thức cạnh tranh trong khu vực RCEP này.

RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ không những từ các nước ASEAN mà còn có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây được coi điểm mở rộng hơn so với các FTA ASEAN+1, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu đa dạng trong toàn khối RCEP để tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước đối tác trong khối.

Hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại khu vực lớn chưa từng có với sự giao hòa đa dạng của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Là một hiệp định với thị trường 2,2 tỉ người dân chiếm 30% dân số thế giới, tổng GDP 26,2 nghìn tỉ đô la Mỹ tương đương 30% GDP toàn cầu và chiếm gần 28% thương mại toàn cầu (dựa trên số liệu năm 2019). Hiện có 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand tham gia và sẽ mở rộng cho các nước khác nếu có nhu cầu.

 

Xem thêm: lmth.ueis-pahn-gnort-mart-mal-gnohk-es-pecr-gnouht-gnoc-ob/768013/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ Công Thương: RCEP sẽ không làm trầm trọng nhập siêu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools