Trong các nguyên nhân chính gây chậm giải ngân vốn đầu tư công có một phần không nhỏ do khâu chuẩn bị đầu tư chưa đầy đủ, chặt chẽ và hiện vẫn còn 3 cơ quan Trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11, cả nước đã giải ngân được gần 295 nghìn tỷ đồng, tương đương với 64% kế hoạch được giao.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, trong tháng 11 đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân 11 tháng qua vẫn thấp so với cùng kỳ và chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của dịch COVID-19 dẫn đến phải thực hiện giãn cách xã hội, nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, công tác điều hành, tổ chức thực hiện nhiều nơi chưa kịp thời, lúng túng, bị động và thiếu quyết liệt…
Để thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn trong những tháng cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra do các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính là Tổ trưởng nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đến hết tháng 10 đạt dưới 60% kế hoạch.
VTV.vn - Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất vốn đầu tư công năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương phát huy vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!