Điện thoại di động, mạng xã hội... dần trở thành những thứ không thể thiếu trong cuộc sống người trẻ - Ảnh: Pexels
Đôi mắt chị mỗi lúc một thâm quầng, lộ rõ vẻ bất lực vì hành trình tìm câu trả lời mỗi lúc một chông gai.
Vài tháng trước, chị Sabine sững sờ khi nhận được cú điện thoại từ một chuyên gia tâm lý báo rằng con gái mình bị trầm cảm nặng, thậm chí đã nghĩ nghiêm túc đến việc tự tử. "Khi tôi hỏi con, con chỉ nói là muốn rời xa, thoát khỏi mọi thứ. Tôi không biết điều con bé muốn nói đến thật sự là gì?", chị Sabine nhớ lại.
Khi được đưa đến một trung tâm trị liệu các vấn đề liên quan khủng hoảng tâm lý, chị Sabine mới được con gái bộc bạch là mạng xã hội khiến cô bé gia tăng sự lo âu, căng thẳng.
Cụ thể là cô bé luôn mong chờ những tin nhắn, phản hồi từ bạn bè về hình ảnh, đoạn chat... trên mạng xã hội. Cô bé thậm chí coi việc nhận các phản hồi đó đồng nghĩa với sự công nhận giá trị và sự tồn tại của bản thân...
Điều đáng nói là câu chuyện của con gái chị Sabine hiện ngày càng phổ biến ở Gen Z (thế hệ những cá nhân sinh trong thời gian 1995 - 2010).
Và chị Sabine cũng trở thành một típ phụ huynh phổ biến, những người không thể dứt khoát lấy điện thoại ra khỏi tay con nhưng cũng không cam lòng khi thấy con khổ sở vì mạng xã hội. Điểm chung ở họ còn là sự thắc mắc, không rõ vì sao mạng xã hội hay các ứng dụng giải trí... hiện nay lại có sức ma mị kinh khủng với giới trẻ như vậy.
Gần đây khi thực hiện phỏng vấn với nhiều phụ huynh, trang CNN Business nhận ra nhiều phụ huynh rất chật vật khi cố hiểu hay nỗ lực giúp con trước những vấn nạn như bắt nạt online, miệt thị ngoại hình trực tuyến hay đôi khi đơn giản là con mình bị "áp lực" vì có quá ít người nhấn Like (thích) những dòng tâm trạng, hình ảnh của mình...
Và các vấn đề trên trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch, thời điểm mà giới trẻ buộc phải hạn chế gần như tuyệt đối các tương tác ngoài đời thực và dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống trực tuyến, mạng xã hội.
Vấn đề được nêu ra là không ít trang mạng xã hội, ứng dụng nhận thức được các hệ lụy trên nhưng đã không hành động đủ để hạn chế, cứu vãn tình hình.
Nhiều bằng chứng chỉ ra một trang mạng xã hội lớn có trong tay kết quả nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực của họ lên tâm lý và ngoại hình trẻ vị thành niên, đặc biệt với thiếu nữ.
Nhưng họ đã chẳng có những động thái như mong đợi cho đến khi mọi thứ được người khác, các tổ chức uy tín phơi bày ra công chúng.
Đứng trước "bài toán" này, một số ứng dụng hứa hẹn rằng sẽ tạo các chương trình nhằm hạn chế thời gian dùng công nghệ ở trẻ, thiết kế các chương trình giúp nâng cao kiến thức công nghệ ở các bậc phụ huynh...
Song song đó, một số chương trình cũng ra đời với mong muốn giúp phụ huynh "mở lòng" hơn khi trò chuyện với con cái với hy vọng điều này sẽ giải quyết hiệu quả các vấn đề trên.
TTO - Hiện 16 tuổi nhưng Thư đang là học sinh lớp 12 do thành tích học tập xuất sắc và được vượt hai lớp.
Xem thêm: mth.35160511212211202-gnos-gnam-al-hnihc-ioh-ax-gnam-ioc-z-neg-ihk/nv.ertiout