Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 6/12 giảm 150.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng trở lại 250.000 đồng/lượng hiện niêm yết tại 66,35 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 28,2 USD xuống mức 1.769,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá nhích nhẹ lên trên 1.770 USD/ounce và gần như đi ngang quanh ngưỡng này vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,25 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.658 đồng/USD, không đổi đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.900 – 24.180 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng giảm về 16.900 USD, thì sang phiên hôm nay gần như chỉ giằng co, rung lắc quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,30 USD (-0,39%), xuống 76,63 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,17 USD (-0,21%), xuống 82,51 USD/thùng.
VN-Index điều chỉnh mạnh
Áp lực bán gia tăng khiến VN-Index lùi có thời điểm về dưới 1.060 điểm trước khi bật lên trên 1.070 điểm.
Tuy nhiên, áp lực chốt lời thêm một lần được tung mạnh khiến VN-Index mất 40 điểm và tiếp tục giảm thêm hơn 8 điểm khi đóng cửa.
Các nhóm ngành đã tăng mạnh trong đợt phục hồi vừa qua đều giảm sâu như bất động sản, công ty chứng khoán và thép, cũng như sức ép từ nhóm vốn hóa lớn, ngân hàng góp thêm phần vào phiên lao dốc hôm nay.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 25,33 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 814,77 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 6/12: VN-Index giảm 44,98 điểm (-4,11%), xuống 1.048,69 điểm; HNX-Index giảm 7,16 điểm (-3,25%), xuống 212,8 điểm; UpCoM-Index giảm 2,22 điểm (-3,03%), xuống 71,02 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Hai sau khi hoạt động của ngành dịch vụ tốt hơn mong đợi làm tăng thêm lo lắng rằng Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất lâu hơn.
Dữ liệu cho thấy hoạt động ngành dịch vụ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 11 mức tăng 56,5 điểm trong tháng 11 so với 54,4 điểm vào tháng trước đó, với việc làm phục hồi, cung cấp thêm bằng chứng về động lực cơ bản của nền kinh tế.
Dữ liệu được đưa ra ngay sau một cuộc khảo sát vào tuần trước cho thấy, tăng trưởng tiền lương và việc làm mạnh hơn dự kiến trong tháng 11, qua đó, giảm kỳ Fed có thể làm chậm tốc độ và cường độ tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu giảm gần đây.
Kết thúc phiên 5/12, chỉ số Dow Jones giảm 482,78 điểm (-1,40%), xuống 33.947,10 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 72,86 điểm (-1,79%), xuống 3.998.84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 221,56 điểm (-1,93%), xuống 11.239,94 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu quan đến chip và các nhà xuất khẩu tăng sau khi đồng yên suy yếu so với đồng USD.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,24% lên 27.885,87 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,12% lên 1.950,22 điểm.
Chihiro Ohta, Trợ lý tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư và dịch vụ nhà đầu tư tại SMBC Nikko Securities, cho biết: “Khi đồng yên suy yếu, một số cổ phiếu có vẻ hấp dẫn.
Đồng USD đã tăng so với đồng yên sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 11, làm dấy lên suy đoán Fed có thể nâng lãi suất cao hơn so với dự kiến gần đây.
Các cổ phiếu liên quan đến chip đều nhích lên hỗ trợ thị trường như Tokyo Electron và Advantest lần lượt tăng 1,04% và 0,95%. Nhà sản xuất robot Fanuc tăng 1,1%.
Nhà sản xuất ô tô Mitsubishi Motors tăng 3,31% và Mazda Motor tăng 3,23%. Nhà sản xuất xe máy Yamaha Motor tăng 2%.
CyberAgent, công ty đã phát trực tuyến tất cả các trận đấu của FIFA World Cup trên nền tảng Abema đã giảm 4,14% để trở thành công ty có thành tích kém nhất trên Nikkei sau khi Nhật Bản thua Croatia.
Tương tự, chuỗi quán rượu kiểu Anh Hub Co, một cổ phiếu khác được hưởng lợi từ chiến thắng bất ngờ của Nhật Bản trước Đức và Tây Ban Nha tại World Cup, đã giảm 6,21%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng khi giới đầu tư có những phản ứng tích cực thận trọng về việc nhiều nơi công bố nới lỏng các biện pháp chống Covid-19.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,02% lên 3.212,53 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,54% lên 3.968,20 điểm.
Thông tin được quan tâm nhất là việc Trung Quốc chuẩn bị công bố nới lỏng hơn nữa một số hạn chế Covid-19 vào thứ Tư, các nguồn tin nói với Reuters.
Nhiều thành phố của Trung Quốc đã nới lỏng một số quy tắc kiểm dịch và xét nghiệm, trong đó thành phố Bắc Kinh cho biết kết quả xét nghiệm Covid-19 không còn cần thiết để vào công viên, siêu thị, văn phòng và sân bay.
Redmond Wong, chiến lược gia thị trường Trung Quốc Đại lục tại Saxo Markets cho biết: “Chúng tôi cho rằng cổ phiếu hạng A sẽ được hưởng lợi từ cả việc nới lỏng các biện pháp ngăn chặn Covid-19 và triển vọng phục hồi có khả năng diễn ra vào khoảng quý II/quý III năm 2023”.
Tuy nhiên, ít nhất là trong ngắn hạn, các ca nhiễm Covid-19 gia tăng và các biện pháp ngăn chặn đang làm giảm nhu cầu và sản xuất. Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào tháng 11.
“Chúng tôi dự đoán tăng trưởng sản xuất công nghiệp sẽ giảm thêm xuống 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11 (so với mức giảm 5% trong tháng 10), do xuất khẩu chậm hơn và sự gián đoạn do đợt bùng phát Covid-19 lan rộng gần đây,” BofA Securities cho biết trong một lưu ý.
Chứng khoán Hồng Kông điều chỉnh, do dữ liệu dịch vụ mạnh mẽ của Mỹ làm dấy lên nghi ngờ liệu Fed có chọn giảm quy mô lãi suất hay không.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,4% xuống 19.441,18 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,8% xuống 6.652,95 điểm.
Các các công ty công nghệ vẫn là ngành ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường, khi giảm 1,8% với gã khổng lồ Alibaba giảm 3%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do dữ liệu PMI dịch vụ mạnh mẽ của Mỹ cách làm dấy lên nghi ngờ về khả năng kết thúc đợt tăng lãi suất lớn của Fed.
Dù vậy, tác động đến thị trường được hạn chế với kỳ vọng rằng việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid-19 ở Trung Quốc sẽ giúp ích cho các công ty Hàn Quốc trong trung hạn.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 26,16 điểm, tương đương 1,08% xuống 2.393,16 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 1,82% và SK Hynix đứng tham chiếu, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,53%.
Kết thúc phiên 6/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 65,47 điểm (+0,24%), lên 27.885,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 0,72 điểm (+1,76%), lên 3.212,53 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 77,11 điểm (-0,40%), xuống 19.441,18 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 26,16 điểm (-1,08%), xuống 2.393,16 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tỷ giá bình ổn trở lại
Sức ép với tỷ giá hối đoái của Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng nhu cầu ngoại tệ đang tăng..>> Chi tiết
- Khối ngoại mua ròng, củng cố dòng tiền
Với lượng mua ròng gần 17.000 tỷ đồng trong tháng 11 và hơn 1.100 tỷ đồng phiên đầu tháng 12/2022, giao dịch của khối ngoại góp phần ổn định tâm lý thị trường sau những phiên “đỏ lửa” trước đó và củng cố niềm tin vào nhịp phục hồi gần đây, dù áp lực chốt lời là khó tránh khỏi..>> Chi tiết
- Cơ hội cho nhà đầu tư giá trị
Khó khăn hiện tại của thị trường tiềm ẩn cơ hội cho những nhà đầu tư giá trị, bởi cổ phiếu của không ít doanh nghiệp tốt bị bán tháo, thị giá lùi xuống dưới giá trị thực..>> Chi tiết
- Vui thôi đừng vui quá…
Khối ngoại tiếp tục đem nắng ấm đến TTCK Việt Nam khi có 10 phiên mua ròng liên tiếp tính đến phiên cuối tuần qua. Trong đợt giảm mạnh của thị trường vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào gần 20.000 tỷ đồng..>> Chi tiết
- Kỷ nguyên tiền rẻ đã qua và nhiều quốc gia phải hứng chịu nhiều thiệt hại
Trong khi các nhà đầu tư toàn cầu ngày càng nhận ra rằng kỷ nguyên tiền rẻ đã qua, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã không thừa nhận điều này và thị trường tại đây đang phản ứng tiêu cực vì những chính sách chi tiêu thoải mái..>> Chi tiết