vĐồng tin tức tài chính 365

Tạm hoãn hợp đồng lao động khác gì chấm dứt hợp đồng?

2022-12-25 10:16

Anh Hưng không phải đến nhà máy, cũng chưa nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào. Thực tế thất nghiệp nhưng trên hệ thống bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động giữa anh với công ty vẫn còn hiệu lực nên theo quy định, anh không được đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp.

Anh Hưng là một trong hơn 18.000 lao động tại TP HCM bị tạm hoãn hợp đồng lao động trong hai tháng 10-11. Tại Bình Dương khoảng 28.000 người, Đồng Nai hơn 2.200 người.

Nhiều độc giả VnExpress thắc mắc, việc tạm hoãn hợp đồng khác gì hủy hợp đồng, chấm dứt hợp đồng? Luật có quy định thời gian tối đa mà công ty được hoãn hợp đồng với nhân viên? Trong thời gian hoãn, công ty có phải thực hiện nghĩa vụ gì (lương, trợ cấp...) với nhân viên? Và liệu, đây có phải là một phương thức "lách" luật lao động của các công ty?

Công nhân nhà máy Tỷ Hùng chia tay sau ca làm việc cuối cùng, ngày 30/11. Ảnh: Chân Phúc

Công nhân nhà máy Tỷ Hùng chia tay sau ca làm việc cuối cùng, ngày 30/11. Ảnh: Chân Phúc

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Đại Hải (Công ty TNHH Luật Fanci) cho biết, theo quy định của pháp luật, tạm hoãn hợp đồng khác hoàn toàn với việc hủy, chấm dứt hợp đồng.

Cụ thể, khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao động giữa các bên cũng sẽ không còn tồn tại. Các bên không phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.

Còn khi tạm hoãn hợp đồng, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết chỉ bị tạm ngưng trong một thời gian nhất định, chứ không chấm dứt hoàn toàn.

Các trường hợp được phép tạm hoãn hợp đồng, quy định tại khoản 1, điều 30 Bộ luật Lao động, như người lao động đi nghĩa vụ quân sự, bị tạm giữ tạm giam, lao động nữ mang thai... và một số trường hợp khác.

Luật sư Hải cho hay, hiện luật không quy định về thời gian tối đa mà công ty được hoãn hợp đồng mà điều này do thỏa thuận hai bên.

Cũng theo các quy định tại điều 30 Bộ luật Lao động, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, việc nhận lại người lao động được Bộ luật Lao động quy định tại Điều 31. Cụ thể, 15 ngày từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc. Người sử dụng phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng còn thời hạn (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác).

Nhìn chung, tạm hoãn hợp đồng không có nghĩa là doanh nghiệp đưa ra quyết định thôi việc với người lao động mà chỉ tạm dừng một giai đoạn. "Đây là giải pháp tạm thời giúp cho doanh nghiệp và người lao động không phải loay hoay tuyển dụng hay tìm việc khi mọi hoạt động sản xuất trở lại bình thường", theo luật sư.

Để tháo gỡ khó khăn với cả hai bên, người lao động và người sử dụng lao động, luật sư Hải cho rằng quỹ bảo hiểm thất nghiệp nên xem xét giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho các trường hợp này.

"Việc này một mặt giúp người lao động có thu nhập trong thời gian chờ việc, doanh nghiệp giữ được người; mặt khác, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách khi phát sinh thêm các gói hỗ trợ", luật sư nhận định.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.2841554-gnod-poh-tud-mahc-ig-cahk-gnod-oal-gnod-poh-naoh-mat/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tạm hoãn hợp đồng lao động khác gì chấm dứt hợp đồng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools