vĐồng tin tức tài chính 365

"Mỏ vàng" bị lãng quên ở quốc gia đông dân nhất thế giới: Hậu họa khôn lường nếu không thể "khai thác"

2023-12-07 15:30

Cách thủ đô Delhi khoảng một giờ lái xe, ngang qua những bãi rác cao chót vót, một lò đốt nhỏ đang hoạt động hết công suất với kỳ vọng giúp đẩy lùi cuộc khủng hoảng rác thải đang làm đau đầu quốc gia đông dân nhất thế giới.

Nhà máy điện rác của JBM Enviro có cơ chế vận hành giống các nhà máy nhiệt điện dùng than, ngoại trừ nó lấy rác làm năng lượng. Điện được tạo ra từ quá trình này không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giúp loại bỏ bụi và rác khỏi môi trường – điều mà nhiều người theo đuổi năng lượng xanh hết sức tán thưởng.

Trong nhiều thập kỷ, công nghệ điện rác là giải pháp phổ biến để làm sạch đường phố và tạo ra năng lượng ở các nước phát triển như Nhật Bản, Thụy Điển và Mỹ. Tuy vậy, công nghệ này gặp khó khăn trong việc phát triển ở Ấn Độ.

Trong khi Ấn Độ chỉ thải 1/3 lượng rác thải hàng ngày tính theo đầu người so với các nước châu Âu, thì quốc gia này lại thiếu cơ sở hạ tầng công cộng để phân loại và thu gom rác. Các thành phố của Ấn Độ thải ra khoảng 42 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm - nặng tương đương 127 tòa nhà Empire State.

Vấn đề này đã mở ra cơ hội cho các công ty năng lượng tư nhân, nhưng việc thu gom rác thải để tạo ra năng lượng chưa bao giờ là rẻ và đảm bảo không phát thải từ quá trình này. Yogesh Mittal, giám đốc tài chính của JBM Enviro - điều hành công ty xử lý rác thải Sonepat cho biết: “Ở các quốc gia khác, chính phủ coi rác thải là một vấn đề chung, trong khi ở Ấn Độ, việc này được giao cho tư nhân giải quyết như một cơ hội kinh doanh”.

Ngành điện rác hiện đang chịu áp lực vì có thể sẽ phải đáp ứng các tiêu chí môi trường khắt khe hơn để tạo ra các khoản tín dụng giảm phát thải thông qua thị trường carbon mới được giám sát bởi Liên hợp quốc. Những khoản tín dụng này khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án khí hậu, giúp các nhà máy điện rác bù đắp chi phí tăng thêm khi hoạt động ở Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ ước tính nước này có tiềm năng biến chất thải thành năng lượng lên tới công suất là 5 gigawatt, gấp gần 30 lần so với gần mức 168 megawatt được lắp đặt hiện nay. Có 11 nhà máy điện rác đang hoạt động trên cả nước và 10 nhà máy đang được xây dựng.

Chất lượng của quá trình đốt rác phát điện rất quan trọng vì không phải tất cả rác thải đô thị đều giống nhau. Khác với các quốc gia giàu có, các nước đang phát triển thường không phân loại rác tại nguồn mà được phân loại thủ công bởi những người thu mua phế liệu. Những người này sau đó bán những gì có thể, đặc biệt là nhựa cứng cho các công ty tái chế, và phần còn lại thường được đổ bỏ ở nhiều nơi khác nhau trước khi đến lò đốt.

Vì rác thường xuyên bị ướt bởi thức ăn hoặc mưa và bám bụi, nó sẽ không dễ cháy và không tỏa ra nhiều nhiệt trong quá trình đốt, dẫn đến gây khó khăn cho quá trình sản xuất điện từ chất thải.

Việc chuyển chất thải thành năng lượng cũng đi kèm với các vấn đề môi trường. Việc gia tăng lượng khí thải và dư lượng tro gây ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi và đặc biệt có hại khi nhà máy được xây dựng cạnh khu dân cư.

Nếu không giải quyết các vấn đề như phân loại tại nguồn, các chuyên gia cho rằng vấn đề rác thải của Ấn Độ có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn. Anvesha Thakker, đồng lãnh đạo toàn cầu về biến đổi khí hậu và khử cacbon nới với KMPG Ấn Độ rằng, biến chất thải thành năng lượng vẫn là một ý tưởng hấp dẫn vì “nó được coi là nguồn năng lượng tái tạo và các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến các dự án năng lượng tái tạo do sự chuyển đổi toàn cầu theo hướng bền vững”. “Tuy nhiên, chất thải rắn đô thị sẽ tăng 7% đến 8% mỗi năm và vấn đề này sẽ cần phải được giải quyết,” vị chuyên gia nói.

Tham khảo: Bloomberg

Xem thêm: nhc.996857041702132881-caht-iahk-eht-gnohk-uen-gnoul-nohk-aoh-uah-ioig-eht-tahn-nad-gnod-aig-couq-o-neuq-gnal-ib-gnav-om/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Mỏ vàng" bị lãng quên ở quốc gia đông dân nhất thế giới: Hậu họa khôn lường nếu không thể "khai thác"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools