Vào ngày này, Phổ Nghi mới 3 tuổi đã kế thừa nhà Thanh sau cái chết của Hoàng đế Quang Tự và trở thành Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh - Tuyên Thống đế.
Sự sắp xếp này chính là mệnh lệnh của Từ Hi Thái hậu đưa ra. Tuy nhiên, cùng ngày, Từ Hi cũng qua đời vì bạo bệnh. Người phụ nữ đã nắm quyền lực của nhà Thanh trong nhiều thập kỷ này vẫn không thể cầm cự nổi qua thời kỳ khó khăn. Cái chết của bà chắc chắn đã tạo thêm một chút đau buồn và bất an cho việc Phổ Nghi lên ngôi.
Trong di chiếu của Từ Hi Thái hậu, Phổ Nghi được tôn làm Tuyên Thống đế, trong khi chính bà thì được tôn làm Thái Hoàng Thái hậu. Ngoài ra, cha của Phổ Nghi là Ái Tân Giác La Tái Phong đã chính thức kiểm soát hoàng quyền của nhà Thanh.
Trước ngày đăng cơ, Phổ Nghi vào hoàng cung Thanh triều với tư cách là thành viên hoàng thất chờ lên ngôi. Ông được Long Dụ Thái hậu chăm sóc. Cuộc sống trong cung điện của Phổ Nghi rất đặc biệt, ông sống trong Kiến Phúc cung, nơi ở của các thành viên hoàng gia nhà Thanh.
Kiến Phúc cung là một quần thể kiến trúc rất tráng lệ, bao gồm nhiều cung điện, vườn hoa, ao, đình đài lầu các và các tòa nhà khác. Trong cung này, Phổ Nghi có thể tận hưởng điều kiện sống tốt nhất và sự chăm sóc toàn diện nhất. Ông được sắp xếp sống trong một tòa cung có đầy đủ đồ trang trí lộng lẫy và nội thất tinh xảo, với những người hầu, thái giám và cung nữ túc trực xung quanh.
Tại lễ đăng cơ của Tuyên Thống đế Phổ Nghi vào ngày 12/12/1908, có một khung cảnh vô cùng độc đáo. Những người lính đứng cạnh Phổ Nghi tạo thành một sự tương phản rõ rệt với các thái giám trong cung. Họ có cùng thân phận và đều phục vụ cho vinh quang của hoàng thất, nhưng kiểu tóc của họ rất khác nhau. Một nửa trong số họ vẫn còn bím tóc, trong khi nửa còn lại đã bị cắt đi.
Trên thực tế, vào năm 1906, những binh sĩ phục vụ quân đội mới đã cắt bím tóc của họ. Vấn đề này bắt đầu với lá thư của Viên Thế Khải yêu cầu sự chấp thuận của Từ Hi Thái hậu. Là một quan chức quyền lực vào thời điểm đó, Viên Thế Khải nhận thức rõ sự cần thiết và cấp bách của việc cải cách. Điều này đã gây xôn xao dư luận vào thời điểm đó.
Tại lễ đăng cơ, các quan lại nhà Thanh có mặt, mặc quan phục lộng lẫy, long trọng chờ đợi sự xuất hiện của Nhiếp Chính vương Tái Phong và Phổ Nghi chỉ mới 3 tuổi.
Trên mặt họ đều có vẻ nghiêm túc và tập trung, như thể vào thời khắc lịch sử này, họ không chỉ phải thực hiện nhiệm vụ mà còn phải tỏ lòng kính trọng với vị Hoàng đế nhỏ theo cách riêng của mình.
Vào ngày mang tính lịch sử này, lễ đăng cơ của Phổ Nghi được tổ chức tại Tử Cấm Thành. Nhiều cư dân đã tập trung bên ngoài cung cấm để xem và cùng chung vui không khí ngày trọng đại.
Nguồn: Sohu