vĐồng tin tức tài chính 365

Áp dụng với tài khoản thanh toán, không lo lộ tài khoản tiết kiệm

2020-12-05 11:03

Theo thông tin từ một cán bộ lãnh đạo Tổng cục Thuế, việc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế theo Nghị định 126 dự kiến sẽ được thực hiện từ ngày 4.3.2021 và áp dụng với các tài khoản thanh toán, thuộc đối tượng nộp thuế. Người dân không phải lo lắng về việc lộ lọt thông tin về tài khoản tiết kiết kiệm bởi đây không phải là đối tượng phải cung cấp thông tin...

Chỉ cung cấp thông tin tài khoản thanh toán

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 5.12, vì vậy áp dụng cho năm ngân sách 2021, chứ không phải năm ngân sách 2020.

Nghị định 126 quy định yêu cầu các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế cho cơ quan thuế đang được dư luận hết sức quan tâm, thậm chí bày tỏ nhiều lo lắng.

Cụ thể theo các quy định tại Nghị định 126, các thông tin cần được cung cấp bao gồm các giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế. Việc này phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, để triển khai nội dung này, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thuế trong ngày 4.12 có cuộc họp bàn nhằm rà soát, thống nhất cách thức triển khai quy định này cũng như các yêu cầu kỹ thuật chi tiết phục vụ công tác cung cấp thông tin tài khoản. Trao đổi với PV Báo Lao Động, một lãnh đạo Văn phòng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, tinh thần tại cuộc họp này là về nguyên tắc bây giờ chỉ cung cấp các tài khoản thanh toán chứ không phải tất cả các tài khoản ngân hàng, ví dụ như tài khoản tiết kiệm hay tài khoản tiền gửi. Cụ thể một người có rất nhiều tài khoản nên sẽ xác định thế nào là tài khoản dùng để thanh toán và tài khoản nào để dùng giao dịch cá nhân bình thường, hoặc có những tài khoản thanh toán chỉ dùng để mua hàng.

“Cơ bản phía Tổng cục Thuế và Ngân hàng Nhà nước đã ngồi với nhau để rà soát lại. Thời điểm bắt đầu áp dụng là ngày 4.3.2021. Hai bên ngồi với nhau để xem cách thức truyền tải dữ liệu như thế nào, truyền tải những dữ liệu gì, định dạng ra sao. Cơ bản hai bên đều thống nhất được với nhau” - vị này nói.

Bao nhiêu người thuộc đối tượng cung cấp?

Theo quy định tại Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. Thông thường loại tài khoản này để nhận lương hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh, chi tiêu sinh hoạt mà không cần phải rút tiền, đảm bảo an toàn cho tài chính của khách hàng. Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay cũng quy định tài khoản nhận lương của cá nhân là tài khoản thanh toán và cho phép các cá nhân có thể thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ từ các tài khoản này.

Trong khi đó dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, chỉ tính đến cuối tháng 6.2020, cả nước có tới hơn 93,65 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và hàng chục triệu tài khoản trong số này chủ yếu phục vụ mục đích nhận trả lương hằng tháng từ cơ quan, doanh nghiệp.

Quy định trong Nghị định 126 “rất bất cập với các doanh nghiệp”

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đề nghị xem xét xử lý các bất cập về quản lý thuế, trong đó có quy định kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp quy định trong Nghị định 126/2020 có hiệu lực từ ngày hôm nay, 5.12.

Cụ thể theo HoREA, điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126 quy định “Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý III đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước”.

Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chậm nhất đến ngày 31.10 thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý III và số tạm nộp thuế 3 quý đầu năm, không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý III đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Văn bản do Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đứng tên cho rằng, quy định này rất bất cập đối với các doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ, thường có doanh thu phát sinh đột biến trong quý IV của năm, mà không thể tiên lượng trước trong kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Bởi lẽ, chỉ cần phát sinh một vài thương vụ ngoài kế hoạch, thì doanh nghiệp có thể vi phạm quy định trên đây do doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến. HoREA theo đó đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cần quan tâm xem xét khi hướng dẫn thi hành Nghị định 126, có phân biệt trường hợp cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận để chiếm dụng tiền thuế... N.V.C

Xem thêm: odl.787958-meik-teit-naohk-iat-ol-ol-gnohk-naot-hnaht-naohk-iat-iov-gnud-pa/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Áp dụng với tài khoản thanh toán, không lo lộ tài khoản tiết kiệm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools