vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh thu du lịch, khách sạn lao dốc

2020-12-12 08:04

Ông Trương Đức Hùng - Chủ tịch Chi hội Khách sạn TP HCM, Tổng Giám đốc khách sạn Grand - cho biết những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thời điểm này mọi năm đang vào mùa đón khách quốc tế, công suất ở các khách sạn lớn có thể lên tới 80%-90%. Năm nay, do tác động dịch Covid-19, khách quốc tế chưa thể trở lại Việt Nam khiến tình hình các khách sạn khá khó khăn, công suất phòng giảm mạnh.

Khách sạn "vạ lây"

Báo cáo về tiềm năng khôi phục của thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam do Savills vừa công bố cho thấy dịch Covid-19 tiếp tục khiến ngành khách sạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương lao dốc, cả doanh thu và công suất thuê phòng đều giảm mạnh.

Tại Việt Nam, trong 11 tháng của năm, tình hình hoạt động của các khách sạn sụt giảm mạnh hơn so với khu vực, doanh thu phòng giảm hơn 2/3 so với năm trước. Chỉ số ADR (giá trung bình mỗi phòng) đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ và so với đầu năm, chỉ số này đã giảm gần 40%.

Tại TP HCM, kể từ đợt giãn cách xã hội vào tháng 4-2020 đến nay, công suất phòng vẫn ở dưới mức 20%, thấp hơn hầu hết thành phố khác trong khu vực châu Á và giảm mạnh so với công suất 72% đạt được vào năm ngoái.

Doanh thu du lịch, khách sạn lao dốc - Ảnh 1.

Nhiều khách sạn ở quận 1, TP HCM vắng khách do tác động của dịch Covid-19 Ảnh: TẤN THẠNH

Trong khi đó, ở Hà Nội 2 tháng qua, công suất thuê phòng đã nhích lên gần 35% nhờ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương đang dần phục hồi, nhu cầu lưu trú dài hạn tăng lên và nhiều cơ sở lưu trú đăng ký cung cấp dịch vụ cách ly.

Theo Chủ tịch Chi hội Khách sạn TP HCM, vài tháng gần đây, nhu cầu đặt phòng khách sạn từ khách nội địa và các đoàn khách MICE (hội nghị, hội thảo, sự kiện)… có tăng trở lại. Tuy nhiên, sau khi một số ca mắc Covid-19 mới được công bố, nhiều sự kiện, hội họp đã bị hủy khiến nhiều khách sạn khó càng thêm khó.

Phó tổng giám đốc một công ty lữ hành lớn ở TP xác nhận sau thông tin về mấy ca mắc Covid-19 mới, một số đoàn khách dự kiến đi tour TP HCM đã hủy hoặc dời lịch khởi hành; các đoàn khách MICE cũng không tới TP HCM như dự kiến ban đầu hoặc giảm số lượng khách trong đoàn…, kéo theo tình trạng hủy phòng khách sạn gia tăng…

Tiếp làn sóng rao bán

Trong bối cảnh đó, làn sóng rao bán khách sạn tiếp tục diễn ra mạnh ở nhiều địa phương du lịch lớn trên cả nước. Trên nhiều trang bất động sản, môi giới nhà đất, bên cạnh các khách sạn dưới 3 sao có giá vài chục tỉ đồng đến vài trăm tỉ đồng được rao bán nhiều nhất, nhiều khách sạn trị giá ngàn tỉ đồng cũng xuất hiện thời điểm này.

Chỉ riêng ở TP HCM đã có rất nhiều thông tin rao bán khách sạn như: "Cần bán khách sạn góc 2 mặt tiền đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành (quận 1) giá 125 tỉ đồng thương lượng; bán khách sạn 2 mặt tiền đường Bùi Thị Xuân (quận 1), hầm lửng 12 lầu, 58 phòng, giá 165 tỉ đồng; bán gấp khách sạn mặt tiền đường Đông Du (quận 1), 2 hầm 8 tầng lầu, 36 phòng, hiện đang cho thuê nguyên căn 600 triệu đồng/tháng, giá 190 tỉ đồng có thương lượng)…".

Anh Trần Phương Nguyên, chuyên viên tư vấn Công ty Saigon Center Real (chuyên môi giới bất động sản), cho biết thời gian qua, nhiều chủ khách sạn đã liên hệ công ty nhờ tìm khách mua. "Một khách sạn ở TP Đà Lạt vừa ký gửi công ty nhờ rao bán với giá 120 tỉ đồng. Resort 4 sao ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) cũng cần bán gấp với giá khoảng 350 tỉ đồng, trong khi giá trước khi có dịch phải tầm 400-500 tỉ đồng. Hay ở TP HCM, nhiều khách sạn 1-3 sao liên tục được rao bán, từ vài chục tỉ đến vài trăm tỉ đồng. Nhiều chủ đầu tư cầm cự không nổi, cần bán gấp, sẵn sàng hạ giá để tìm khách mua" - anh Nguyên cho hay.

Theo các chuyên gia, làn sóng rao bán khách sạn sẽ còn tiếp tục trong bối cảnh thị trường du lịch chưa thể sớm phục hồi, khách quốc tế chưa trở lại. Thậm chí, làn sóng này có thể kéo dài qua năm sau cho đến khi có vắc-xin, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch đón khách quốc tế trở lại… "Với ngành khách sạn, chi phí duy trì, duy tu, bảo dưỡng rất lớn nên nếu tạm ngưng không có khách sẽ ảnh hưởng nặng đến hoạt động kinh doanh. Ai không cầm cự nổi buộc phải rao bán. Đổi lại, hiện nay cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư có tài chính tốt" - ông Trương Đức Hùng phân tích.

Đại diện Savills nhận định Đà Nẵng vẫn đang nỗ lực để công suất phòng khách sạn đạt 20%, Nha Trang và Phú Quốc ghi nhận công suất phòng cao hơn, đặc biệt là vào cuối tuần nhờ các gói ưu đãi kích cầu du lịch… Dù vậy, toàn thị trường nghỉ dưỡng nói chung sẽ khó vượt qua ngưỡng công suất 25%, ngoại trừ một số khu nghỉ dưỡng nằm ở các điểm đến lân cận những thành phố lớn có thể đạt cao hơn.

Dù vậy, theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, với những kinh nghiệm chống dịch trước đó, các cơ quan, ban ngành của Việt Nam đã và đang kiểm soát dịch tốt hơn. Do đó, Savills tin vào triển vọng phục hồi của thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam trong thời gian tới.

Du lịch TP HCM xây dựng 3 kịch bản

Sở Du lịch TP vừa có báo cáo về tình hình phát triển du lịch năm 2020 và xây dựng kế hoạch phát triển du lịch năm 2021. Theo đó, ước tính cả năm 2020, khách quốc tế đến TP chỉ đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm tới 84,8% so năm 2019. Với khách nội địa, dự kiến cả năm du lịch TP đón khoảng 15 triệu lượt khách, giảm 54,2% (năm 2019 là 32,7 triệu lượt). Đáng lưu ý, ước tính tổng thu của ngành du lịch TP trong năm nay chỉ đạt 84.000 tỉ đồng, giảm 40% so với năm ngoái, tương đương mức giảm 56.000 tỉ đồng.

Trong năm 2021, ngành du lịch TP đã đặt ra 3 kịch bản về tình hình dịch bệnh để đặt mục tiêu đón khách quốc tế, khách nội địa và tổng thu từ du lịch. Trong đó, ở kịch bản lạc quan nhất là TP sẽ đón 8,6 triệu lượt khách quốc tế, 32,7 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ du lịch dự kiến đạt 144.000 tỉ đồng.

Xem thêm: mth.75285311211210202-cod-oal-nas-hcahk-hcil-ud-uht-hnaod/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh thu du lịch, khách sạn lao dốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools