vĐồng tin tức tài chính 365

Khởi tố 14 bị can liên quan sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên

2020-12-13 21:04
Khởi tố 14 bị can liên quan sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên - Ảnh 1.

Các bị can bị khởi tố về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015 - Ảnh: Bộ Công an

Ngày 13-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đang điều tra vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, ngày 12-12 Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 14 bị can về các tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong đó, có 9 bị can bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: Đặng Văn Tập (nguyên phó giám đốc thường trực Ban quản lý dự án TISCO), Đồng Quang Dương (nguyên phó giám đốc, kiêm thư ký dự án TISCO), Nguyễn Trọng Khôi (nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam - VNS), Trịnh Khôi Nguyên (nguyên trưởng phòng đầu tư phát triển VNS), Đỗ Xuân Hòa (nguyên kế toán trưởng TISCO), Lê Thị Tuyết Lan (nguyên phó phòng kế toán - thống kê - tài chính TISCO), Uông Sỹ Bính (nguyên phó phòng kế toán - thống kê - tài chính TISCO), Nguyễn Văn Tráng (nguyên ủy viên Ban kiểm soát VNS), Đặng Thúc Kháng (nguyên ủy viên hội đồng quản trị, kiêm trưởng Ban kiểm soát VNS). Riêng bị can Đặng Thúc Kháng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giam.

Khởi tố 14 bị can liên quan sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên - Ảnh 2.

Các bị can bị khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015 - Ảnh: Bộ Công an

5 bị can bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Lê Phú Hưng, nguyên ủy viên hội đồng quản trị VNS; Nguyễn Minh Xuân, nguyên ủy viên hội đồng quản trị VNS; Nguyễn Chí Dũng, nguyên ủy viên hội đồng quản trị TISCO; Hoàng Ngọc Diệp, nguyên ủy viên hội đồng quản trị TISCO; Đoàn Thu Trang, nguyên ủy viên hội đồng quản trị TISCO.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên.

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, tháng 4-2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại dự án này.

Cơ quan điều tra đồng thời tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 5 bị can: Mai Văn Tinh - cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty Thép Việt Nam; Đậu Văn Hùng - cựu tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam; Trần Trọng Mừng - cựu tổng giám đốc TISCO; Trần Văn Khâm - cựu chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc TISCO; Ngô Sỹ Hán - cựu phó tổng giám đốc, trưởng Ban quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - TISCO.

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên có tổng mức đầu tư 8.100 tỉ đồng, được xây dựng từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn "đắp chiếu". Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại dự án này.

Theo số liệu của TISCO, tổng giá trị thanh toán tính đến 31-12-2016 là gần 4.500 tỉ đồng, trong đó chi phí thiết bị hơn 2.100 tỉ, chi phí xây dựng gần 1.000 tỉ... Tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án là 3.900 tỉ (hiện lãi vay phải trả trên 40 tỉ đồng/tháng).

Mặc dù hơn 4.500 tỉ đồng đã được đổ vào đây nhưng thực tế từ nhiều năm nay nhà máy này "án binh bất động", cỏ dại mọc xung quanh, khắp nơi là ống thép, khung nhà, thiết bị... dở dang, gỉ sét.

Theo TTCP, thực tế dự án này đã phải kéo dài, chậm tiến độ trên 10 năm, đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay. Tổng mức đầu tư của dự án đã phải tăng nhưng toàn bộ các hạng mục chính chưa hoàn thành.

Nhà thầu là Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc chưa chuyển đủ thiết bị theo danh mục, tình trạng máy móc thiết bị hư hỏng, sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật... ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án.

Một trong những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng được TTCP chỉ ra là tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng thêm hơn 4.200 tỉ đồng thiếu cơ sở căn cứ pháp lý.

Theo đó, trên cơ sở báo cáo của TISCO, tháng 8-2012 Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) có văn bản gửi Bộ Công thương. Sau đó, bộ này báo cáo Thủ tướng đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 3.800 tỉ lên 8.100 tỉ đồng.

Ngày 20-11-2012, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của phó thủ tướng giao Bộ Công thương tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành về đề nghị tăng tổng mức đầu tư dự án.

5 tháng sau, cơ quan này tiếp tục có văn bản gửi Bộ Công thương và VNS thông báo ý kiến của phó thủ tướng về tổng mức đầu tư. Ngày 15-5-2013, chủ tịch HĐQT TISCO ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tăng thêm hơn 4.200 tỉ, thời gian thực hiện đến hết năm 2014 là đi vào hoạt động.

Thái Nguyên: tân chủ tịch HĐND, UBND tỉnh đều thuộc thế hệ 7xThái Nguyên: tân chủ tịch HĐND, UBND tỉnh đều thuộc thế hệ 7x

TTO - HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu ông Phạm Hoàng Sơn, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, giữ chức chủ tịch HĐND tỉnh, bầu ông Trịnh Việt Hùng, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, giữ chức chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2016-2021.

Xem thêm: mth.96342700231210202-neyugn-iaht-pehp-gnag-na-ud-mahp-ias-nauq-neil-nac-ib-41-ot-iohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khởi tố 14 bị can liên quan sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools