vĐồng tin tức tài chính 365

Người Việt đừng chỉ là coder mà phải lấp được khoảng trống trên thị trường Fintech

2022-01-06 03:12

Fintech - chìa khóa thay đổi cuộc chơi ngành tài chính

Trong suốt nhiều năm qua, lĩnh vực tài chính đã thay đổi rất nhiều, trong đó sự phổ dụng của chuyển đổi số trong công nghệ phần mềm đã tạo ra những bước ngoặt. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (Fintech) được xem là xu hướng quyết định tương lai của lĩnh vực này. Việc nắm bắt Fintech không chỉ tạo ra khả năng cạnh tranh mà còn đảm bảo bắt kịp yêu cầu mới trong chuyển đổi số.

Tại buổi tọa đàm Leaders Talk với chủ đề "Sự chuyển mình của công nghệ thông tin trong dịch vụ tài chính", được trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) và Hiệp hội các Doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam (BritCham Vietnam) tổ chức mới đây, ông Matthew Martin, Tổng Giám đốc Transaxium tiếp tục khẳng định lĩnh vực Fintech tại Việt Nam có tiềm năng phát triển tương đối lớn.

Ông Matthew cho biết, hiện nay, khoảng 60% ngân sách về công nghệ thông tin của một công ty tài chính điển hình sẽ dành cho phần mềm dịch vụ SaaS. Theo đó, ngân hàng sẽ thuê các dịch vụ cung ứng phầm mềm trên cloud cũng như lưu trữ toàn bộ thông tin lên trên hệ thống dữ liệu đám mây thay vì các thao tác lập trình phức tạp. Với phương thức này, họ có thể truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi. Các thông tin được liên kết với nhau tạo thành cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất.

Người Việt đừng chỉ là coder mà phải lấp được khoảng trống trên thị trường Fintech - Ảnh 1.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm nắm giữ nhiều vị trí quản lý, đồng thời là chuyên gia công nghệ tại các ngân hàng lớn bao gồm HSBC, Standard Chartered và ACB Việt Nam, ông Matthew Martin đã mang đến những chia sẻ toàn diện về sự thay đổi của công nghệ trong dịch vụ tài chính.

Có thể lấy một ví dụ, trong việc phê duyệt khoản vay cho khách hàng, thay vì phải mất nhiều công sức và thời gian để thẩm định, công nghệ có thể giúp các ngân hàng ngay lập tức truy xuất lịch sử tín dụng của một người với dữ liệu chia sẻ trong toàn bộ hệ thống tài chính. Quyết định cuối cùng được đưa ra dựa trên những số liệu cụ thể này.

Tạo ra những thay đổi với hệ thống ngân hàng lõi (core banking system), Fintech không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra thuận lợi, gia tăng khả năng cạnh tranh cũng như hợp tác giữa chính các ngân hàng đối thủ, giúp hoạt động tài chính diễn ra trơn tru hơn.

Dẫn lời Brett King, tác giả cuốn sách Bank 4.0, ông Matthew Martin cho biết công nghệ cho khách hàng lựa chọn mới với sự thuận tiện hơn, giá cả cạnh tranh hơn và đặt biệt là luôn luôn sẵn có. Không biết bạn (các ngân hàng) ở đâu nhưng đó là điều bạn phải làm.

Cơ hội, thách thức cho Việt Nam trong cuộc đua không thể bị bỏ qua

Trong vai trò điều phối chương trình, Tiến sĩ Toán học Joao Fialho Ferrao, quản lý chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại BUV đã dành cho ông Martin những câu hỏi thiết thực về tiềm năng lĩnh vực Fintech ở Việt Nam, một trong những nền kinh tế trẻ với độ phủ Internet cao hàng đầu khu vực và thế giới, cũng như những bước chuẩn bị cần thiết để Việt Nam có thể tận dụng tốt những tiềm năng đó.

Trả lời, ông Matthew Martin, người với hơn 40 năm kinh nghiệm nắm giữ nhiều vị trí quản lý, đồng thời là chuyên gia công nghệ tại các ngân hàng lớn bao gồm HSBC, Standard Chartered và ACB Việt Nam, nhấn mạnh: "Lĩnh vực Fintech tại Việt Nam có tiềm năng phát triển tương đối lớn".

Vị Tổng giám đốc của Transaxium cũng chỉ rõ 3 yếu tố thúc đẩy quá trình số hoá trong các ngành tài chính, ngân hàng ở Việt Nam.

Người Việt đừng chỉ là coder mà phải lấp được khoảng trống trên thị trường Fintech - Ảnh 2.

Ông Matthew Martin, Tổng Giám đốc Transaxium nhận định lĩnh vực Fintech tại Việt Nam có tiềm năng phát triển tương đối lớn.

Thứ nhất là nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày một thay đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 đã khiến các khách hàng trở nên bớt tin tưởng vào hệ thống ngân hàng truyền thống, vốn vẫn dựa nhiều vào các quyết định mang tính cảm quan.

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách siết chặt hơn các quy định liên quan đến tài chính, ngân hàng đồng thời, tạo điều kiện phát triển cho các nhân tố mới gia nhập thị trường, ví dụ như các ứng dụng thanh toán.

Cuối cùng, việc xuất hiện những chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng đã khiến người tiêu dùng không còn gắn bó lâu dài với một ngân hàng nữa, bởi giờ đây họ đã có nhiều lựa chọn hơn.

Bên cạnh đó, một yếu tố không thể không nhắc đến là sự bùng nổ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam với mức độ tăng trưởng 179% trong giai đoạn 2017 đến 2020.

Lý giải cho sự phát triển vượt bậc này, ông Matthew cho cho rằng, việc tạo ra một ứng dụng nhỏ gọn, có độ tin cậy và nhiều tính năng tiện ích đã giúp những doanh nghiệp như Momo hay VNPay nhanh chóng dẫn đầu thị trường.

"Thị trường thanh toán tại Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều công ty Fintech, một số công ty phát triển trong nước và một số công ty quốc tế. Bên cạnh đó, có rất nhiều người Việt trẻ tuổi đang xây dựng đội ứng dụng của riêng họ, và cũng có rất nhiều công ty khác ở châu Á đang sử dụng các lập trình viên của Việt Nam để xây dựng ứng dụng", ông Matthew Martin cho hay.

Cuối cùng, một điều quan trọng khác được ông Matthew Martin nhắc tới chính là việc Việt Nam đang nới lỏng hơn các chính sách để tạo điều kiện cho Fintech phát triển. "Việt Nam rất thận trọng trong việc nới lỏng các quy định trong lĩnh vực tài chính. Song, mới đây, các quy định về bảo mật dữ liệu đám mây đã có một chút thay đổi", ông Matthew Martin nhấn mạnh.

Trước những thuận lợi to lớn, vị Tổng Giám đốc Transaxium cho rằng Việt Nam cũng nên có sự chuẩn bị để tận dụng lợi thế. Một trong số đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Fintech dù "chất lượng của đội ngũ lập trình viên ở Việt Nam vô cùng ấn tượng".

Cụ thể, Việt Nam cần phát triển cho lực lượng nhân sự trong ngành Fintech không phải ở việc đào tạo lập trình code mà là khả năng xác định được khoảng trống trên thị trường.

"Điều mà những người làm việc trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam cần không phải là kỹ năng chuyên môn, mà là khả năng có thể xác định được khoảng trống trên thị trường. Bạn phải biết một chút về doanh nghiệp, nghiên cứu về doanh nghiệp đó, từ đó có để tìm ra quan điểm, nhu cầu của khách hàng", ông Matthew Martin cho hay.

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.83242526150102202-hcetnif-gnourt-iht-nert-gnort-gnaohk-coud-pal-iahp-am-redoc-al-ihc-gnud-teiv-iougn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người Việt đừng chỉ là coder mà phải lấp được khoảng trống trên thị trường Fintech”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools