Sinh viên thực hành tại Trường trung cấp Kỹ thuật Hùng Vương, 1 trong 5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thí điểm đón sinh viên trở lại vừa qua tại TP.HCM - Ảnh: H.THI
TS Trần Kim Tuyền, hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP.HCM, cho biết sau thời gian thí điểm dạy trực tiếp cho sinh viên năm cuối, không ít bạn đã hoàn thành những học phần cuối cùng trước khi làm thủ tục tốt nghiệp.
Nhiều bạn dần lấy lại cảm hứng và tay nghề vì được thực hành sau một khoảng thời gian quá dài học lý thuyết trực tuyến.
Trường CĐ Nghề TP.HCM là 1 trong 5 trường cao đẳng, trung cấp được UBND TP.HCM chấp thuận cho phép tổ chức thí điểm dạy và học trực tiếp từ ngày 20-12-2021 đến hết ngày 7-1-2022. Đối tượng được học tại trường là các học sinh, sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp.
Tuy nhiên, theo TS Trần Kim Tuyền, quá trình thí điểm đã bộc lộ một số khó khăn. Chẳng hạn, để đảm bảo an toàn chống dịch, trường phải tách lớp, dẫn tới tăng chi phí. Bên cạnh đó, việc kiểm soát sinh viên không tiếp xúc với nhau hay luôn giữ khoảng cách 1m là rất khó.
Hiện trường đã sẵn sàng có thể đón tất cả sinh viên trở lại học trực tiếp sau Tết. "Với ký túc xá, chúng tôi sẽ cho những nhân viên thường xuyên xét nghiệm, đồng thời sẽ gắn kết với y tế địa phương để có những hỗ trợ nhanh nhất" - TS Tuyền nói.
Tương tự, ThS Dương Công Hiếu, phó hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, chia sẻ dự kiến trường cũng sẽ đợi công văn từ UBND TP.HCM để có thể cho tất cả sinh viên qua Tết trở lại học trực tiếp.
ThS Hiếu cho rằng đợt thí điểm vừa qua diễn ra trong thời điểm cận Tết nên nhiều lớp sinh viên năm cuối xin phép cho trở lại trường khi hết đợt nghỉ lễ. "Bởi vì nhiều em đã ở quê rất lâu, trong khi thí điểm chưa đầy 1 tháng là đã nghỉ Tết. Để vào TP.HCM, các em phải thuê nhà trọ trong thời gian ngắn rất vất vả" - ThS Hiếu nói.
TTO - Với đặc thù được phép tổ chức nhiều đợt tuyển sinh quanh năm, năm 2022 vừa đến cũng là lúc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt đầu một mùa tuyển sinh mới.
Xem thêm: mth.75942700142102202-tet-uas-oan-eht-yad-es-ehgn-gnourt/nv.ertiout