Người trẻ dễ trầm cảm hơn người lớn trong đại dịch COVID-19 - Ảnh: TÂN HOA XÃ
Theo Tân Hoa xã, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Viện thăm dò Gallup đã cùng thực hiện khảo sát với sự tham gia của hơn 22.000 người từ 21 nước, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2021.
Kết quả cho thấy khoảng 36% người trẻ tuổi được hỏi cho biết thường xuyên cảm thấy lo lắng. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm người lớn tuổi hơn là 30%.
Ngoài ra, 20% người trẻ từ 15 tới 24 tuổi tham gia khảo sát cho biết họ thường thấy tiêu cực hoặc không thấy hứng thú làm việc gì trong đại dịch.
Theo trang Psychology Today, UNICEF ghi nhận cứ 7 người từ 10 đến 19 tuổi trên toàn cầu lại có 1 người mắc các vấn đề về tâm thần. Mỗi năm, khoảng 46.000 người trong độ tuổi này chết vì tự tử.
Trên thế giới, chỉ khoảng 2% ngân sách của các chính phủ được phân phối để giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Trong một thông báo hồi tháng 12-2021, tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy đã nêu lên lo ngại về xu hướng trên.
Ông Murthy kêu gọi phản ứng nhanh chóng với cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần đang gia tăng trong giới trẻ, do các căng thẳng liên quan đến dịch COVID-19 gây ra.
"Sẽ là thảm kịch nếu chúng ta đẩy lùi được một cuộc khủng hoảng sức khỏe nhưng lại để một cuộc khủng hoảng khác thế vào đó. Những thách thức về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và người trẻ là có thật và phổ biến. Tuy nhiên, điều quan trọng là những vấn đề này có thể điều trị được và phòng ngừa được", ông nói.
Ông Murthy cũng cho biết quan ngại về sức khỏe tâm thần của giới trẻ chỉ gia tăng trong dịch COVID-19 trong bối cảnh nhiều tháng giãn cách xã hội, đóng cửa trường học và các khó khăn khác liên quan đến đại dịch.
TTO - Bộ Y tế công cộng Thái Lan lên kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Xem thêm: mth.65042709172102202-iout-nol-iougn-noh-gnaht-gnac-ib-ert-iougn-91-divoc-hcid-gnort/nv.ertiout