Cổ phiếu MWG được cả tổ chức trong nước và tự doanh mua ròng khớp lệnh nhiều nhất trong tháng 1. Trong khi đó, khối ngoại tập trung mua ròng một số mã ngân hàng và bất động sản.
VN-INDEX kết thúc tháng 1.2022 tại mốc 1.478,96 điểm, giảm 19,32 điểm tương đương 1,29%, thanh khoản tháng giảm 15,8% so với tháng trước đó và giảm 4% so với trung bình 5 tháng.
Dòng tiền quay lại nhóm vốn hóa lớn
Theo thống kê của FiinGroup, dòng tiền vào cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 bật tăng mạnh nhờ sự khởi sắc của nhóm ngân hàng, giành lại vị thế đứng đầu
Theo vốn hóa, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 thu hút dòng tiền, có tỉ trọng giá trị giao dịch cao nhất.
Tỉ trọng giá trị giao dịch trung bình của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 trong tháng 1 tăng lên 37,53% so với mức 34,49% của tháng 12.
Tỉ trọng giá trị giao dịch trung bình của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (VNMID) trong tháng 1 giảm xuống 36,16% so với mức 37,13% của tháng 12.
Tỉ trọng giá trị giao dịch trung bình của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (VNSML) trong tháng 1 tiếp tục giảm xuống 14,52% so với mức 16,88% của tháng 12 một phần do các cổ phiếu vốn hóa nhỏ điều chỉnh mạnh và mất thanh khoản trong nhiều phiên.
Trong tháng 1, chỉ số VN30 giảm 0,23% trong khi chỉ số của nhóm vốn hóa vừa VNMID và VNSML giảm mạnh lần lượt 9,3% và 14,8%.
Các cổ phiếu được “tay to” gom mạnh trước tết
Khối ngoại bán ròng 2.966 tỉ đồng trên HOSE trong tháng 1, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 2.095 tỉ đồng.
Như vậy nước ngoài bán ròng 11/13 tháng gần nhất, tiếp theo chuỗi bán ròng từ năm 2020.
Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào các mã Ngân hàng đặc biệt là ngân hàng quốc doanh (STB, CTG, VCB, BID) và Bất động sản (VHM, DXG, KBC, KDH, IJC). Đặc điểm của các cổ phiếu được mua ròng là vốn hóa lớn và/hoặc có câu chuyện riêng như STB.
Trong tháng, khối ngoại ngoài cũng bán ròng mạnh một số cổ phiếu Bất động sản khác như NVL, CII, VIC, VRE và bán các mã lớn HPG, VNM, MSN. Theo các chuyên gia của FiinGroup, đây có thể là động thái tái cơ cấu của quỹ và có quỹ đã thoái vốn ở MSN qua giao dịch thỏa thuận lớn gần 5000 tỉ đồng.
Tự doanh chuyển mua ròng 802 tỉ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1.185 tỉ. Ở chiều ngược lại, tự doanh mua ròng 12/19 ngành.
Theo mã, top mua ròng khớp lệnh của tự doanh gồm MWG, E1VFVN30, VRE, PNJ, HPG. Tính giao dịch khớp lệnh, nước ngoài mua ròng tập trung vào các mã Ngân hàng đặc biệt là ngân hàng quốc doanh (STB, CTG, VCB, BID) và Bất động sản (VHM, DXG, KBC, KDH, IJC).
Tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 1.025 tỉ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 590 tỉ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh nhiều nhất FLC, MWG, VND, CTD, SSI.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng 2.966 tỉ đồng trên HOSE trong đó mua ròng khớp lệnh là 2.095 tỉ đồng, tập trung vào đối ứng với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngành được mua ròng nhiều nhất là Tài nguyên cơ bản, Bất động sản. Top các cổ phiếu được mua ròng gồm DIG, CII, NVL, HPG.
Trong khi đó họ bán ròng nhóm Ngân hàng. Top bán ròng gồm: VHM, CTG, STB, FLC, MWG.
Điểm đáng chú ý là trong 2 tháng 12.2021 và 1.2022, nhà đầu tư cá nhân mua ròng chủ yếu VHM cho nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: odl.7680001-tet-court-hnam-mog-coud-oan-ueihp-oc-gnuhn/et-hnik/nv.gnodoal