vĐồng tin tức tài chính 365

Đông đảo người dân thủ đô đi đăng ký cầu an, giải hạn

2022-02-08 11:11
Đông đảo người dân thủ đô đi đăng ký cầu an, giải hạn - Ảnh 1.

Người dân đăng ký cầu an tại chùa Phúc Khánh chiều ngày 7-2 - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngay trước thềm xuân mới Nhâm Dần, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục ra văn bản yêu cầu các chùa tổ chức lễ cầu an đầu năm theo đúng chính pháp, không đốt vàng mã, tránh mê tín dị đoan, không dùng các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm ý nghĩa cầu an của Phật giáo... Nhiều chùa đang cố gắng thực hành nghi lễ truyền thống này một cách "điềm đạm" hơn.

Giải sao xấu

Tại chùa Phúc Khánh, ngay bờ tường mặt đường Tây Sơn treo biển lớn đăng thông bạch của nhà chùa về việc tổ chức đại lễ cầu an Nhâm Dần 2022. Theo đó, đại lễ được tổ chức vào 19h ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần (tức 14-2) theo hình thức trực tuyến qua 3 trang Facebook. Nhà chùa nhận đăng ký cầu an qua hình thức trực tiếp tại chùa và qua email, tin nhắn Zalo, Facebook.

Đông đảo người dân thủ đô đi đăng ký cầu an, giải hạn - Ảnh 2.

Chùa Phúc Khánh vẫn là nơi nhiều người đến đăng ký cầu an nhất, nhiều khóa cầu an người dự lễ đứng tràn ra đường - Ảnh: T.ĐIỂU

Trong sân chùa có vài bàn viết tờ đăng ký luôn kín người, trên bàn là những cuốn số lịch vạn niên 2022 để mọi người có thể "soi sao" ứng với tuổi của mình mà xem năm nay gia đình có ai rơi vào sao xấu không. Nếu không có người mắc sao xấu, khách chỉ cần đăng ký làm lễ cầu an với giá "tùy hỷ". Nếu có người mắc sao xấu, phải giải sao xấu, mỗi sao 150.000 đồng.

Trong khi đó, hầu hết các chùa lớn khác ở Hà Nội, "giá" cầu an, giải hạn dao động khoảng 400.000 - 500.000 đồng. Chùa Láng và chùa Quán Sứ nhiều năm nay đều "giữ giá" 500.000 đồng. Theo thông báo của chùa Quán Sứ, chùa này làm lễ cầu an, giải hạn đầu năm trực tiếp tại chùa vào 14h các ngày mùng 6, 12, 20, 26, 30 tháng giêng năm Nhâm Dần.

Đông đảo người dân thủ đô đi đăng ký cầu an, giải hạn - Ảnh 3.

Đông đảo người dân đi lễ chùa Láng đầu xuân vào ngày 7-2 - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ lạt nên tùy tâm

Mặc dù nhà ở khá xa chùa Phúc Khánh, nhưng ngoại trừ năm ngoái dịch bệnh căng thẳng, năm nào chị L. cũng tới chùa Phúc Khánh cầu an. Chị cho biết mình không hẳn là người rất tín tâm, nhưng làm lễ cầu an hằng năm đã trở thành thói quen. "Chỉ bỏ chút lễ mọn không đáng bao nhiêu nhờ các thầy làm lễ cho để cả nhà được yên tâm cả năm thì rất đáng làm", chị L. tâm sự.

Là một trong những người đến đăng ký lễ cầu an tại chùa Quán Sứ ngày 7-2, anh Đ. cho biết năm nào anh cũng đăng ký cầu an cho cả gia đình ở chùa này, có thể tham dự lễ theo lịch hẹn hoặc không cần tham dự.

Về việc tổ chức nghi lễ cầu an đầu năm, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - cho rằng nhà chùa nên làm lễ cầu an cho người dân mang tính chất hỗ trợ người dân, như một hình thức ban phước lành của nhà chùa, còn cúng lễ thế nào nên tùy tâm thì sẽ phù hợp hơn.

Theo ông Trần Đình Sơn - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, cựu phó Ban văn hóa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - việc đầu năm người dân đi lễ chùa cầu an cho yên lòng là nếp sinh hoạt lâu đời, nhưng gần đây truyền thống này trở nên biến tướng ở nhiều nơi, với các lễ hội cầu cúng dâng sao giải hạn rình rang mang màu sắc mê tín dị đoan. Nếu các chùa chỉ tổ chức lễ cầu an nói chung như Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản chỉ đạo, lễ lạt tùy tâm các tín đồ, đó sẽ là việc tốt, nuôi dưỡng niềm hy vọng sức mạnh linh thiêng sẽ trợ lực cho con người về tinh thần.

"Giáo lý nhà Phật chỉ dạy về luật nhân quả, ta chỉ cần làm lành tránh dữ, ăn chay niệm Phật, cúng dường, bố thí… là có thể cho mình đời sống an lành chứ chẳng thể cầu an, giải hạn bằng lễ lạt dâng cúng" - ông Trần Đình Sơn nói.

Trong những ngày đầu năm mới 2022, các chùa, cơ sở tự viện trên địa bàn TP.HCM đã tổ chức lễ cầu an đầu năm, đặc biệt là các khóa lễ tụng kinh Dược sư cầu quốc thái dân an. Đại đức Thích Trí Giác Thông - trụ trì Tịnh viện Pháp Hạnh, phó trưởng ban kiêm thư ký Ban văn hóa Giáo hội Phật giáo TP.HCM - cho biết khi phật tử tham gia các khóa lễ cầu an đều phải đảm bảo nguyên tắc 5K.

HOÀI PHƯƠNG

Giáo hội yêu cầu lễ cầu an không đông người, không vàng mã, đúng chính phápGiáo hội yêu cầu lễ cầu an không đông người, không vàng mã, đúng chính pháp

TTO - Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu các chùa tổ chức lễ cầu an đầu năm theo đúng chính pháp, không đốt vàng mã, tránh mê tín dị đoan, không dùng các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm ý nghĩa cầu an của Phật giáo...

Xem thêm: mth.65941359080202202-nah-iaig-na-uac-yk-gnad-id-od-uht-nad-iougn-oad-gnod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đông đảo người dân thủ đô đi đăng ký cầu an, giải hạn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools