vĐồng tin tức tài chính 365

Thách thức nào nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt năm 2022?

2022-02-15 07:39

Đó là nhận định của Giáo sư David Dapice trong bài bình luận gần đây đăng trên trang Diễn đàn Đông Á (Eastasia Forum). Người Đưa Tin xin lược dịch bài viết của Giáo sư Dapice, chuyên gia kinh tế tại Chương trình Việt Nam của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Việt Nam là một ngôi sao kinh tế vào năm 2020, vì đã kiểm soát được đại dịch Covid-19 đồng thời duy trì một trong những tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là thuộc hàng cao nhất trên thế giới.

Trong khi tăng trưởng GDP của đất nước chỉ đạt khoảng 3% vào năm 2020, bằng khoảng một nửa so với tốc độ tăng trưởng bình thường (6-7%), hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt với tình trạng sản lượng giảm.

Tuy nhiên, có thể là do niềm tin rằng các biện pháp kiểm soát dịch đã từng áp dùng thành công vẫn đủ hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống coronavirus. Khi biến thể Delta được chứng minh là dễ lây truyền hơn và không dễ dàng quản lý, các nỗ lực để mua vắc-xin đã được thúc đẩy. Các nỗ lực này càng trở nên quan trọng hơn sau khi biến thể Omicron xuất hiện.

Kết quả, năm 2021 là một năm khó khăn. Các đợt đóng cửa khiến cuộc sống người dân trở nên khó khăn và GDP tăng chậm lại còn 2,6%.

Kinh tế vĩ mô - Thách thức nào nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt năm 2022?

Giáo sư David Dapice, chuyên gia kinh tế tại Chương trình Việt Nam của Trường Kennedy, Đại học Harvard. Ảnh: Fulbright University Vietnam

Việc tỉ lệ tiêm chủng tăng lên cùng với nguồn cung vắc-xin được đảm bảo đã cho phép cuộc sống ở Việt Nam được trở lại bình thường hơn trong vài tháng cuối năm 2021. GDP đã giảm 6% trong quý III trước khi phục hồi trở lại vào quý IV.

Thặng dư thương mại với Mỹ, đã giảm một nửa vào năm 2021 xuống còn 4 tỷ USD. Tỉ giá hối đoái danh nghĩa của VNĐ với USD tăng nhẹ, và dự trữ ngoại hối tăng lên mức 4 tháng nhập khẩu. Lạm phát dưới 2%.

Bất chấp việc các nhà máy đóng cửa, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 19% vào năm 2021 lên mức đáng kinh ngạc là 336 tỷ USD - trong khi GDP chỉ đạt 271 tỷ USD vào năm 2020 và chỉ tăng nhẹ vào năm 2021. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn ổn định ở mức cao.

Sự gia tăng nhanh chóng về tỉ lệ tiêm chủng, với khoảng 60% dân số được tiêm chủng đầy đủ vào đầu năm 2022, cho thấy rằng các nhà máy ở Việt Nam sẽ đối mặt với ít nguy cơ bị đóng cửa hơn vào năm 2022.

Nhưng tình trạng thiếu lao động có thể là một vấn đề đáng lo ngại hơn khi công nhân vẫn cảm thấy lo ngại về một đợt đóng cửa nhà máy khác và hạn chế đi lại.

Những rắc rối trong tuyển dụng đã bắt đầu xuất hiện ngay cả trong năm 2019 khi tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động chậm lại.

Các áp lực toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng phục hồi trong các chuỗi cung ứng cũng là một “làn gió ngược” khác.

Kinh tế vĩ mô - Thách thức nào nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt năm 2022? (Hình 2).

Theo Giáo sư Dapice, triển vọng năm 2022 cho Việt Nam là khá tốt, khi các nhà máy và các dịch vụ trở lại điều kiện hoạt động bình thường, sản lượng sẽ tăng vọt. Ảnh: International Finance

Mặc dù động lực của các cam kết FDI trước đây vẫn sẽ giữ tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao vào năm 2022, vẫn có những câu hỏi đặt ra về tương lai những năm sau đó.

Một tác dụng phụ của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Việt Nam là giá trị gia tăng nội địa trong hàng xuất khẩu bị tụt lại phía sau.

Phần lớn công việc chỉ là lắp ráp đơn giản thay vì phát triển một mạng lưới dày đặc của các ngành công nghiệp phụ trợ, điều sẽ khiến thu hút FDI trở nên "khó khăn hơn" trong bối cảnh lương tăng và nguồn cung lao động thắt chặt. Sự tiến bộ trong lĩnh vực này đến từ các nhà cung cấp FDI theo sau các công ty mẹ của họ, chứ không phải các công ty nội địa.

Đại dịch Covid-19 đã làm chậm lại tiến độ trên mặt trận này, vì ảnh hưởng tới doanh nghiệp mới mở và nhiều doanh nghiệp khác tạm thời đóng cửa. Nhiều công ty vẫn đang kinh doanh thì có điều kiện tài chính yếu kém hơn và sẽ cần thời gian tích lũy nguồn lực để cải tiến máy móc, đào tạo và tiếp thị.

Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước đã cố gắng tăng đầu tư lên 7% về mặt danh nghĩa, trong khi các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI lại chứng kiến đà giảm. Đây là điều đáng ngạc nhiên khi mức tăng trưởng thực tế của hoạt động dịch vụ là 1,2% và mức tăng trưởng thực tế trong ngành là 4%.

Điều gì chờ đợi nền kinh tế năm 2022?

Triển vọng năm 2022 cho Việt Nam là khá tốt. Khi các nhà máy và các dịch vụ trở lại điều kiện hoạt động bình thường, sản lượng sẽ tăng vọt, giống như trường hợp của Trung Quốc vào đầu năm 2021.

Hầu hết các dự báo là tăng trưởng GDP thực tế 6-7%. Du lịch sẽ bắt đầu phục hồi sau sự sụt giảm hơn 95% so với mức của năm 2019. Xuất khẩu sẽ tăng khoảng 15% và cán cân thương mại sẽ vẫn ở mức dương. Lạm phát sẽ vẫn ở mức thấp và đồng VNĐ sẽ tiếp tục tăng giá nhẹ so với đồng USD. Kịch bản này dựa trên giả định rằng việc đóng cửa biên giới của Trung Quốc sẽ giảm bớt, cho phép nhiều dòng chảy thương mại bình thường hơn so với năm 2021.

Mặc dù quan hệ kinh tế với Mỹ đã được cải thiện, vẫn tồn tại một số vấn đề. Điều này có thể ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong tương lai và thúc đẩy Việt Nam tìm cách thoát khỏi phụ thuộc vào dòng vốn FDI đổ vào mảng lắp ráp đơn giản - một xu hướng gây ra bởi tình trạng thiếu lao động và lương tăng. Nó cũng có thể hạn chế dòng vốn FDI đổ vào mảng công nghệ cao, nguồn lực quan trọng cho phép Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang Công nghiệp 4.0 và cải thiện năng suất.

Chất lượng của nguồn vốn FDI sẽ phải được chú trọng, cùng với đó là nỗ lực hơn nữa để nâng cấp giáo dục và đào tạo.

Việt Nam có thể sẽ tăng phụ thuộc vào các doanh nghiệp trong nước lớn hơn và được kết nối tốt, nhưng kết quả không chắc chắn. Ngoài ra, việc dễ dàng trở thành đối tượng của tấn công mạng cũng là một vấn đề cấp bách.

Kinh tế vĩ mô - Thách thức nào nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt năm 2022? (Hình 3).

Cụm nhà máy điện mặt trời 330MW ở Ninh Thuận, chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 4/2019.

GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam đã vượt quá 11.000 USD vào năm 2021. Đây là mức thu lớn so với năm 2000, nhưng Việt Nam vẫn là nước nghèo hơn nhiều các nền kinh tế ASEAN lớn hơn và phải đối mặt với các vấn đề môi trường quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố.

Lương tăng so với năng suất, áp lực thu hút sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu về lại trong nước và xếp hạng công nghệ giảm đối với người lao động đặt ra những thách thức trung hạn cho Việt Nam.

Minh Đức (Theo Eastasia Forum)

Xem thêm: lmth.659245a-2202-man-tam-iod-iahp-man-teiv-et-hnik-nen-oan-cuht-hcaht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thách thức nào nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt năm 2022?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools