vĐồng tin tức tài chính 365

Người tạo lập tài sản thì đứng tên trên sổ hồng là hợp lý nhất

2023-02-28 16:29

Tuổi trẻ xin trích đăng một số ý kiến đáng chú ý.

Người dân làm thủ tục nhà đất tại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận 7, TP.HCM sáng 17-5-2022 - Ảnh: TỰ TRUNG

Người dân làm thủ tục nhà đất tại chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận 7, TP.HCM sáng 17-5-2022 - Ảnh: TỰ TRUNG

Gia đình tự thỏa thuận

Phương án nào cũng có nhược điểm riêng của nó. Nên chọn cái ít ảnh hưởng nhất. Trong gia đình có thành viên sơ sinh, có thành viên đi biệt tích không thể liên lạc được, có thành viên cận kề cái chết, có thành viên đột tử.... Nếu ghi đầy đủ mọi người sẽ rất phức tạp.

Còn nếu ghi một người đại diện sợ không dân chủ vi phạm quyền lợi chung. Theo tôi nên chọn phương án gia đình thoả thuận. Mọi người từ trên 18 tuổi cùng ký cam kết với thoả thuận gia đình.

Còn riêng những thành viên nhỏ tuổi, đến khi đủ tuổi có yêu cầu thì gia đình xin cấp đổi lại giấy chứng nhận sau và ghi tên các cháu vào.

Bạn đọc Anh Hoàng

Người xin nhập khẩu cũng đòi ghi thì sao?

Hộ gia đình, đi theo đó là khái niệm chủ hộ. Chúng ta đã bỏ sổ hộ khẩu. Vậy xác định chủ hộ thế nào? Hai vợ chồng lấy nhau, mua đất, làm nhà rồi sinh con. Con có tạo lập chi mà đòi ghi tên em nó vô giấy tờ pháp lý chủ quyền tài sản?

Trước đây, vì những lý do khác nhau, chủ hộ, có thể là chủ sở hữu tài sản. Đã cho ai đó là người ngoài, nhập khẩu vào hộ gia đình. Vậy, giờ đây người đó sẽ đòi ghi nhận tên vào chứng nhận sở hữu nhà đất thì sao?

Do vậy, theo tôi, việc ghi chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất chỉ ghi người nào tạo lập nên tài sản đó là chính xác nhất.

Bạn đọc Phạm Thiết Hùng

Luật phải rõ ràng, không thể hiểu nhiều cách

Ai độc thân mua thì để người đó toàn quyền quyết những ai đứng tên cùng. Ai có gia đình thì để người còn lại trên hôn thú cùng đứng tên (nếu tài sản không phải thừa kế).

Gia đình tôi có bốn sổ đỏ qua các thời kỳ, trong đó có sổ ghi "hộ ông/bà" nên khi gia hạn và chuyển quyền sử dụng cho bà nội (thừa kế từ chồng) thì gặp rất nhiều phát sinh đến con cái (thế hệ 1) phải về ký.

Chi phí đi lại tốn kém, công việc bỏ lỡ... Đề nghị khi làm gì cũng nên thử nghiệm trước khi ban hành - khi ban hành thì hướng dẫn thực hiện bao gồm "có/không", hạn chế tối đa quyền "suy diễn/tự nghĩ".

Bạn đọc Tú Trần

Không nên ghi hết các thành viên trong gia đình

Đề nghị Luật đất đai sửa đổi theo hướng bỏ đối tượng sử dụng đất hộ gia đình là phù hợp và cũng không ghi tên tất cả các thành viên trong gia đình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… (sổ hồng).

Trong sổ hồng chỉ ghi tên của cá nhân hoặc vợ chồng (sở hữu tài sản riêng) hoặc những người đồng sở hữu tài sản.

Tránh tình trạng vô lý như hiện nay, khi mà tài sản riêng của cha hoặc mẹ hoặc của cả cha mẹ… là quyền sử dụng đất nếu muốn mua bán, tặng cho lại phải có ý kiến đồng ý của tất cả các người con, cháu trong (hộ) gia đình.

Trong khi đó những người này không góp một phần nào làm ra tài sản này.

Bạn đọc Hà

 Văn hóa thừa kế ở ta nó khác

Cần phải có sự thỏa thuận các thành viên trong gia đình vì tập quán của người Châu Á chúng ta thường cả một đại gia đình ông bà, cha mẹ, con cháu,… có thể sống chung trong một mái nhà.

Đất ông bà để lại cho con cháu,… nên nó dẫn đến việc phát sinh về thừa kế sau này không như ở các nước khác.

Bởi ở các nước Châu Âu quy định về tài sản cá nhân chủ tài sản muốn cho ai thì cho, muốn ai thừa kế thì dù có là con cháu ruột thịt mà không có tên trong di chúc thì cũng không được thừa kế.

Vì vậy cần tính toán kỹ vấn đề này để không xảy ra mâu thuẫn trong gia đình.

Bạn đọc Coc

Ủng hộ ghi đầy đủ

Nếu hai vợ chồng tạo lập khối tài sản bằng nhiều nguồn thì sổ đỏ chỉ ghi là cấp cho ông A cùng vợ là bà B. Còn việc cấp cho hộ gia đình xảy ra khi tài sản đó được nhà nước chia cho các thành viên (ví dụ chia đất, chia ruộng trước đây hoặc ngoài cha mẹ ra con cái cũng đóng góp tiền vào mua tài sản hoặc tạo lập tài sản đó) thì ghi là hộ gia đình.

Ghi như thế này tuy có nhiều tên một chút nhưng khi lập hợp đồng mua bán chuyển nhượng công chứng viên không phải xác minh và người mua cũng yên tâm vì chỉ có người có tên trong sổ đỏ mới được quyền ký bán. Tóm lại là rất đơn giản tránh lừa đảo người mua.

Bạn đọc Tuấn Hải

Để thằng phá gia chi tử cùng đứng tên thì nguy

Tôi ví dụ nhà có 2 thằng con, một đứa cờ bạc rựu chè phá gia chi tử, một đứa ngoan lo cho gia đình, trong khi tài sản là của vợ chồng muốn thừa kế lại cho đứa ngoan để nó chăm lo, thì đứa phá kia có tên nó không ký.

Những hệ lụy này gây ra rất nhiều tranh chấp và bất hòa trong gia đình. Tốt nhất tài sản đứng tên chủ hộ như vợ chồng, còn con cái đã có luật thừa kế như lâu nay rất ổn rồi.

Bạn đọc Văn

Quá vô lý!

Nếu đất đó là nhà nước cho, tặng thì gi tên cả hộ? Còn không, ai mua thì ghi tên người đó vào giấy thì mới đúng chứ. Hệ luỵ từ việc ghi hết tên người dẫn đến người chủ sở hữu thật sự muốn bán, muốn vay phải vô cùng khó khăn.

Con đi xuất khẩu lao động, ở nhà cần tiền vay thế chấp giấy nhà hoặc đất hoặc bán phải đợi đứa con mãn lao động về ký tên hay bay về ký tên rồi bay đi?

Các bác làm chính sách này chắc chưa bao giờ phải đi vay tiền, phải bán đất nên không thấu hiểu nỗi khổ của người dân.

Có những trường hợp đứa con cầm cố giấy đất, nhà lấy tiền đi biệt xứ, các thành viên còn lại nai lưng ra làm trả nợ để lấy giấy về nhưng khi bán đất thì vẫn phải đợi ông con trời đánh kia về ký tên và phải mất thêm tiền cho nó thì mới ký.

Bạn đọc Hai Lúa 

Bạn có đồng ý với những ý kiến trên? Nếu có ý kiến khác, theo bạn sổ hồng cần ghi ra sao đối với người sở hữu và đồng sở hữu?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn đọc gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

ĐỨC TUYÊN tổng hợp

Xem thêm: mth.38132616182203202-tahn-yl-poh-al-gnoh-os-nert-net-gnud-iht-nas-iat-pal-oat-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người tạo lập tài sản thì đứng tên trên sổ hồng là hợp lý nhất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools