vĐồng tin tức tài chính 365

Bi kịch của cô gái sinh con cho đại gia

2022-03-25 03:18

Khoảng 14h ngày 16/8/1993, người đàn ông trung niên đi vào cổng một khu dân cư tại Los Angeles, bấm chuông ngôi nhà có ôtô màu đỏ đỗ cạnh. Không ai mở cửa. Người đàn ông sốt ruột đi tới văn phòng ban quản lý khu dân cư hỏi mượn chìa khóa dự phòng, song bị từ chối vì không phải cư dân ở đây. Người đàn ông dán một tờ giấy ghi chú lên cửa nhà và đợi suốt 9 tiếng đồng hồ.

Quá 23h đêm, ông ta mất kiên nhẫn, thử đưa tay mở cửa nhà, kinh ngạc phát hiện cửa không khóa. Vừa bật đèn phòng khách, cảnh tượng kinh hãi đập vào mắt khiến ông chết lặng một lúc mới chạy sang nhà hàng xóm gọi nhờ điện thoại báo cảnh sát.

Năm phút sau, cảnh sát tới hiện trường. Trong phòng khách, cảnh sát nhìn thấy một phụ nữ châu Á mặc váy đen nằm nghiêng trên sofa, bị đâm mười mấy nhát dao, tay trái còn cầm một chiếc yếm dãi của trẻ em. Bên cạnh, bé trai vài tháng tuổi cũng bị sát hại.

Trong lúc chờ bác sĩ pháp y khám nghiệm tử thi, người đàn ông trung niên được đưa về cơ quan điều tra lấy lời khai.

Người đàn ông này là Bành Tăng Cát, doanh nhân 50 tuổi đến từ Đài Loan. Nữ nạn nhân là Kỷ Nhiên Băng, 25 tuổi, đến từ thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Bé trai bị sát hại là con cô, mới được 5 tháng tuổi.

Kỷ Nhiên Băng và con trai. Ảnh: CCTV

Kỷ Nhiên Băng và con trai. Ảnh: CCTV

Nhận tin báo từ đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ về cái chết của con gái, người nhà của Băng không hiểu chuyện gì, tại sao con gái lại ở Mỹ và cô có con từ bao giờ?

Không lâu sau cuộc gọi của đại sứ quán, ông Cát kết nối với người nhà của Băng, giải thích tình hình, bày tỏ mình sẽ chịu tất cả chi phí để người nhà Băng sang lo tang lễ cho cô. Ba ngày sau, cha mẹ Băng đến Los Angeles dự tang lễ con gái và cháu ngoại. Trước tang lễ, ông Cát đưa cho gia đình Băng 100.000 USD để an ủi nỗi đau mất con của họ.

Vụ án nhận sự quan tâm cao độ trong cộng đồng người Hoa tại Mỹ. Rất nhiều người nghi ngờ Băng bị Cát sát hại do mâu thuẫn về tình cảm hoặc kinh tế. Nhưng nếu hung thủ thật sự là Cát, vì sao ông ta phải ngồi chờ nhiều tiếng trước cửa nhà? Sau khi gây án, ông ta hoàn toàn có năng lực và thời gian rời khỏi Mỹ trở lại Đài Loan. Khi đó, Mỹ và Đài Loan chưa có thỏa thuận dẫn độ, nên Cát sẽ không bị dẫn độ về Mỹ xét xử.

Theo kết quả điều tra, Băng sinh ra trong gia đình truyền thống gia giáo, có cha là kiến trúc sư, mẹ là bác sĩ, chị gái là kỹ sư cơ điện, em gái đang học đại học. Từ nhỏ, Băng đã thông minh, hoạt bát, trắng trẻo xinh xắn, được rất nhiều người yêu thích.

Sau tốt nghiệp đại học, Băng làm việc tại một khách sạn ở Thanh Đảo, thời gian ngắn đã trở thành quản lý cao cấp. Tại khách sạn này, Băng quen ông Cát trong một lần ông đi công tác. Cô gái xinh đẹp nói tiếng Anh lưu loát và luôn tràn đầy tự tin đã để lại cho ông ta ấn tượng sâu sắc.

Trở về Đài Loan, ông ta nhiều lần viết thư, gọi điện cho Băng, quan hệ giữa hai người ngày càng thân mật. Vài tháng sau, Băng thôi việc tại khách sạn, chuyển đến Thượng Hải làm trợ lý tổng giám đốc cho công ty của Cát. Khi Băng mang thai, ông Cát đưa nhân tình sang Mỹ chờ sinh.

Doanh nhân Bành Tăng Cát. Ảnh: CCTV

Doanh nhân Bành Tăng Cát. Ảnh: CCTV

Trong lúc cảnh sát điều tra về quan hệ xã hội của nạn nhân, pháp y có một phát hiện quan trọng. Trên cánh tay trái nạn nhân có dấu răng hoàn toàn phù hợp với dấu răng của vợ ông Cát, bà Lâm Lê Vân. Mẫu ADN lạ từ dấu răng tái khẳng định nó thuộc về bà Vân. Tuy nhiên điều này vẫn chưa thể khẳng định Vân là hung thủ.

Năm 1993, việc ứng dụng công nghệ ADN vào điều tra hình sự chưa phổ biến như hiện nay. Mỗi lần cơ quan công tố dùng ADN làm bằng chứng khởi tố bị can đều phải đưa ra hàng loạt các bảng biểu và số liệu để thuyết phục bồi thẩm đoàn, làm cho bồi thẩm đoàn tin vào công nghệ ADN. Hơn nữa trình tự làm án của cảnh sát Mỹ là phải nắm được bằng chứng xác thực mới bắt người, nếu không sẽ bị luật sư bào chữa kiện ngược lại, thậm chí có thể mất nghề. Vì vậy, hơn bốn tháng sau cảnh sát mới thẩm vấn vợ chồng ông Cát.

Trong các đối tượng tình nghi, duy nhất Vân không vượt qua được trắc nghiệm nói dối. Cảnh sát cũng phát hiện Vân hoàn toàn có thời gian và điều kiện gây án.

Bà Lâm Lê Vân, vợ ông Cát. Ảnh: CCTV

Bà Lâm Lê Vân, vợ ông Cát. Ảnh: CCTV

Theo cáo buộc, Vân bay từ Đài Loan sang Mỹ ba ngày trước khi nạn nhân bị hại, nơi ở của Vân tại Mỹ cách nhà nạn nhân ba dặm. Động cơ gây án được cơ quan điều tra cho rằng xuất phát từ ghen tuông. Hơn nữa, dù Băng và Cát không đăng ký kết hôn, nhưng con trai của Băng vẫn có quyền thừa kế theo pháp luật, vì vậy Vân mới ra tay sát hại cả cháu bé.

Ban đầu, Vân nhất quyết không nhận tội, thuê luật sư, chuyên gia giám định tư pháp nổi tiếng nhất nước Mỹ gỡ tội. Hai bên công tố và bào chữa tranh luận kịch liệt, sau ba lần xét xử kéo dài nhiều tháng, cuối cùng hai bên đạt được thoả thuận nhận tội. Vân thừa nhận cố ý giết người, bị tuyên án 11 năm tù. Năm 2001 Vân được ân xá, trở lại Đài Loan sau 8 năm thi hành án.

Khang Diệp (Theo CCTV)

Xem thêm: lmth.6552444-aig-iad-ohc-noc-hnis-iag-oc-auc-hcik-ib/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bi kịch của cô gái sinh con cho đại gia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools