vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển kinh tế biển với bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản

2022-03-29 12:00

Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ban hành và tổ chức thực thi nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời Nghị quyết này nêu rõ quan điểm về phát triển bền vững, "không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển" và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển.

Việt Nam, có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Xác định bảo vệ đi cùng với phát triển, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khai thác tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế biển. Vì thế, kinh tế biển ngày càng giữ vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời, cung cấp nguyên liệu phong phú, đa dạng cho phát triển kinh tế của cả nước.

Theo đó, ngành du lịch biển đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, chiếm khoảng 70% tổng thu từ du lịch của cả nước. Tốc độ tăng trưởng về thu nhập từ du lịch trong vòng 15 năm gần đây giữ mức tăng trưởng hơn 24%/ năm. Lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực ven biển có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước và hiện nay chiếm gần 70%-80% tổng lưu lượng khách trên cả nước. Khách du lịch nội địa chiếm hơn 50% tổng lượng khách đi lại trên toàn quốc.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, mặc dù chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam đạt mức tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu...

Phát triển kinh tế biển với bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản - Ảnh 1.

Kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực

Ngoài tận dụng cơ hội từ du lịch và dịch vụ biển, các địa phương đã chú trọng đầu tư và phát triển khá toàn diện vào khai thác và chế biến hải sản. Nhờ đó, giá trị sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng lên, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.

Tổng cục Thủy sản cho biết, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Xuất khẩu các mặt hàng hải sản mặc dù bị đình trệ trong các tháng đầu năm 2021, nhưng đến các tháng cuối năm đã có bước đột phá, tạo thành công về tăng trưởng xuất khẩu đạt 6,7% so với năm 2020. Tiếp đà này, chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm 2022 tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng ở mức cao, sản lượng khai thác đạt 566,7 nghìn tấn, tăng 0,1% so cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu đạt 1,508 tỷ USD, tăng 51,1% so cùng kỳ năm 2021.

Phát triển kinh tế biển với bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản - Ảnh 2.

Khai thác và chế biến hải sản liên tục tăng

Theo các kịch bản được xây dựng, Việt Nam cần tăng diện tích bảo tồn biển, giảm sản lượng khai thác thủy sản xuống mức bền vững tối ưu, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi, từ 3,6 triệu tấn năm 2020 xuống 2,65 triệu tấn năm 2030. Cùng với đó, cần đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển - sản xuất hàng hóa, quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghề cá (cảng cá, khu neo đậu, cơ sở hạ tầng nuôi biển mở).

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển

Là quốc gia ven biển, Việt Nam có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển, có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển như giao thông vận tải biển, khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển...

TS. Quách Thị Hà, TS. Nguyễn Thị Thanh, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nhận định: "Hiện nay, kinh tế biển có đóng góp to lớn và trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên biển đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển"

Để thực hiện khai thác hiệu quả, lâu dài kinh tế biển gắn với bảo tồn tài nguyên biển ở Việt Nam, thời gian tới, cần đề ra những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững".

Việc phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", các ngành kinh tế biển đóng góp 10% GDP của cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.

Có thể thấy, việc phát triển "kinh tế biển xanh" ở nước ta không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, khi nền "kinh tế biển nâu" đang là "vật cản" trên chặng đường phát triển bền vững kinh tế biển. Kinh tế biển xanh thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững dựa trên việc duy trì và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự nhiên biển, các dịch vụ hệ sinh thái ven biển và đảo ven bờ.

Được biết, hiện Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tập trung rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống chính sách, pháp luật về biển và hải đảo; sơ kết việc thi hành, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xây dựng bộ tiêu chí, chỉ tiêu thống kê quốc gia về quản lý vùng biển cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển theo chuẩn mực quốc tế…

Nhiều chuyên gia đề xuất, để phát triển kinh tế biển bền vững nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển, cần có sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân theo hướng tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế biển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển.

Phát triển kinh tế biển với bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản - Ảnh 3.

VIệt Nam đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững

Để làm được điều này đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp xanh đối với các ngành kinh tế biển và cấp cộng đồng. Trước những thách thức, người dân đã biết biến khó khăn thành thuận lợi bằng cách chung tay với Nhà nước và chính quyền địa phương "cùng làm, cùng hưởng".

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển; ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển các huyện đảo, xã đảo tiền tiêu, xa bờ; xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng biển, đảo, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tập đoàn kinh tế biển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên biển, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ, viễn dương; tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế biển, bảo đảm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.60682710192302202-nas-gnaohk-neyugn-iat-nougn-ev-oab-iov-neib-et-hnik-neirt-tahp/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát triển kinh tế biển với bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools