vĐồng tin tức tài chính 365

Trước cuộc trấn áp Big Tech của Trung Quốc, “người khổng lồ” Tencent lặng lẽ tìm đường “né đạn”

2022-03-31 09:35

Khoảng gần 5 năm trước, Pony Ma, giám đốc Tencent, đã từng tự hào khẳng định với các lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh Trung Quốc rằng công ty của mình đang trở thành một phần quan trọng với đất nước “ngang với công ty cung cấp nước và năng lượng, như một thứ cơ sở vật chất thiết yếu”.

WeChat, ứng dụng nhắn tin gọi điện đa năng với hơn 1 tỷ người dùng của Tencent đã đưa tập đoàn này lên vị thế một nhà đầu tư tầm vóc với danh mục đầu tư trị giá 1.2 ngàn tỷ nhân dân tệ (tương đương 190 tỷ đô la), tài trợ cho đội ngũ startup công nghệ hùng hậu. Công ty cũng có hơn 10 tỷ đô đầu tư vào các công ty tư nhân, theo một nguồn tin của Financial Times.

Tuy nhiên, chiến lược của chính quyền Trung Quốc nhằm kiểm soát các đối thủ Tencent như Alibaba và Meituan đã khiến bản thân công ty này phải suy tính lại về tham vọng vươn “vòi bạch tuộc” của mình sang thâu tóm thị trường công nghệ trong nước, nguồn tin trong cuộc của Financial Times cho hay.

Trước tình hình chính quyền đang để mắt đến tầm ảnh hưởng của các công ty tư nhân lên nền kinh tế và xã hội Trung Quốc, Ma có vẻ như đang theo đuổi các hình thức đầu tư “kín tiếng” hơn nơi quê nhà, trong khi tập trung mở rộng sang thị trường quốc tế.

Trong một buổi tiệc cuối năm gần đây của Tencent, vị giám đốc chia sẻ:“Chúng ta không phải một dịch vụ thiết yếu nền tảng gì cả” và nhắn nhủ nội bộ công ty cứ làm việc với tâm thế “như một công ty bình thường”, đóng vai trò như “người trợ lý tốt” nhưng cũng “dễ dàng bị thay thế”. 

Trước cuộc trấn áp Big Tech của Trung Quốc, “người khổng lồ” Tencent lặng lẽ tìm đường “né đạn” - Ảnh 1.

Trong năm qua, các cơ quan chống độc quyền Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận với Ma, cũng như phạt Tencent vì hơn 30 khoản đầu tư trước đây, vô hiệu một thương vụ sáp nhập của công ty và đề nghị công ty mở dần hệ sinh thái ra cho các đối thủ có thể dễ dàng cạnh tranh hơn.

Bên cạnh các khoản đầu tư bị giám sát ngày càng chặt chẽ với bộ luật mới, công ty cũng vừa phải rút vốn 16 tỷ USD khỏi công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc JD.com. Bên cạnh đó, công ty cũng cho hay có thể bán bớt cổ phần tại các công ty con của mình khi các doanh nghiệp này lớn dần.

Bo Pei, thuộc quỹ đầu từ US Tiger Securities cho hay:“Trong thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng Tencent sẽ đầu tư ít hơn vào các công ty nền tảng để tránh gây ra hình dung về việc tạo dựng bè đảng qua các khoản đầu tư, một động thái không ổn so với trọng tâm chống độc quyền của Trung Quốc.” 

Dữ liệu cho thấy các khoản đầu tư của Tencent trong 2021 đã tăng lên mức kỷ lục 270 từ 174 năm trước, nhưng có dấu hiệu cho thấy tổng phí đầu tư chỉ ra đã bắt đầu chậm lại. Trong quý IV, khoản đầu tư của công ty vào thị trường Trung Quốc chỉ bằng ⅓ con số quý I, theo số liệu từ nhóm nghiên cứu ITjuzi.

Theo một nguồn tin quen thuộc với chiến lược đầu tư của Tencent cho hay:“Khi danh mục đầu tư lớn dần, xu hướng tự nhiên là tỷ lệ lợi nhuận sẽ giảm…Nên thay vì trở thành một người kẻ xây dựng nên đế với danh mục ngày càng lớn và lợi nhuận ngày càng giảm, Tencent sẽ thà trả lại chút giá trị cho các cổ đông.”

Lý giải một phần cho việc giảm đà này là mong muốn tránh càng xa sự chú ý của giới chức càng tốt. Một số nhà đầu tư mạo hiểm đã chia sẻ với Financial Times rằng Tencent gần đây đã yêu cầu các startup mà mình mới đầu tư bỏ tên công ty khỏi thông cáo báo chí. Các startup này bao gồm công ty thiết kế sản phẩm Lanhu và cung cấp phần mềm XSKY.

Charlie Chai, một nhà phân tích từ 86 Research, cho hay mặc dù đã thoái vốn khỏi JD.Com, Tencent vẫn nằm trong tầm ngắm của giới chức. Ông chỉ ra khoản đầu tư của Tencent vào các công ty như ứng dụng chuyển phát Meituan, người khổng lồ thương mại điện tử Pinduoduo và công ty môi giới online Futu là các nhóm công ty “”về lý là giống với JD”. Ông nói thêm: “Trong con mắt của nhà quản lý, các công ty này đều chia sẻ chung dòng người truy cập (traffic) và cùng cố gắng thống trị thị trường bằng cách chia sẻ người dùng. Rất khó để một công ty mới nổi nhảy vào thị trường này.”

Cũng đã xuất hiện sự nhạy cảm từ phía Tencent trước những yêu cầu của Bắc Kinh sau khi các nhà quản lý gần đây đã chặn đứng kế hoạch của công ty nhằm sáp nhập hai nền tảng streaming trò chơi điện tử cũng như phạt Tencent  cùng đối tác 16 triệu nhân dân tệ vì đã không khai báo hơn 30 khoản đầu tư trước đây. Cuối năm ngoái, Tencent nhận bốn khoản phạt cho bốn thương vụ mà công ty chỉ nắm 10% cổ phần start-up.

Hình phạt đưa ra sau tháng 11 năm 2020, khi chính quyền Trung Quốc loại bỏ các lỗ hổng luật pháp, cho phép những doanh nghiệp internet lớn thả sức tiêu tiền đầu tư nhiều năm mà không phải khai báo với cơ quan chống độc quyền. Tencent giờ đây sẽ phải trải qua quy trình sáp nhập ngặt nghèo của Trung Quốc mỗi lần bỏ tiền vào các start-up để đổi lấy quyền sở hữu dù chỉ ở mức tối thiểu.

Những điều luật mới cũng đồng nghĩa bản thân Tencent sẽ phải hạ bớt tầm ảnh hưởng của mình tại các start-up đầu tư mới nhằm tránh rắc rối, theo hai nguồn tin của Financial Times. 

Scott Yu, một luật sư tư vấn cho các ông lớn công nghệ tuân thủ luật chống độc quyền cho hay: “Không quan trọng là khoản đầu tư lớn cỡ nào. Nguyên tắc là, nếu công ty anh có thể gây ảnh hưởng lên quyết định kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp mục tiêu, nghĩa là anh đã có quyền kiểm soát họ rồi.”

“Trước kia, các doanh nghiệp công nghệ còn có thể đòi một ghế trong hội đồng quản trị [của công ty nhận đầu tư] cũng như quyền phán quyết trong những vấn đề trọng yếu như chiến lược đầu tư và ngân sách hàng năm, hay bổ nhiệm lãnh đạo mới, nhưng giờ thì mọi chuyện đã khác.”

Yu cho hay startup mục tiêu cũng phải có doanh thu hàng năm đạt mức 400 triệu nhân dân tệ mới bị. Dữ liệu từ ITjuzi cho thấy Tencent trong năm ngoái đã tăng tỷ lệ các khoản đầu tư giai đoạn sớm.

Trong tuyên bố chính thức của mình, Tencent phủ nhận rằng  chiến lược đầu tư  đã thay đổi: “Chỉ là Tencent gần đây đã xem xét danh mục đầu tư của mình và cân nhắc những lựa chọn đa dạng, có lợi cho công ty và nhà đầu tư” - công ty cho hay.

Trước cuộc trấn áp Big Tech của Trung Quốc, “người khổng lồ” Tencent lặng lẽ tìm đường “né đạn” - Ảnh 2.

Song song với việc luồn lách qua môi trường luật lệ dày đặc tại quê nhà, Tencent cũng mở rộng ra nước ngoài với hơn 44 thương vụ thành công trong năm qua so với 17 thương vụ vào năm ngoái. Các mục đầu tư trải dài trong các lĩnh vực như game, thương mại điện tử, sức khoẻ và công nghệ tài chính. 

Tencent đang ráo riết thuê người tại chi nhánh Singapore đã lèo lái làn sóng công nghệ Đông Nam Á. Cổ đông lớn nhất của Tencent, Prosus, vừa vay nợ 5.25 tỷ đô tuần trước để dành vào các mục tiêu “bao gồm mua lại và đầu tư”. Trong vài tuần qua, Tencent đã tăng cổ phần của mình vào các công ty game điện thoại Phần Lan Supercell và đầu tư vào Monzo, một ứng dụng ngân hàng online của Anh.

Ông Wong Kok Hoi, giám đốc đầu tư của APS Asset Management cho hay: “Các nhà quản lý đã tuyên bố rõ ràng là không muốn thấy hành vi chống cạnh tranh [từ phía big tech]...như kiểu đi thâu tóm hết từng công ty game…Giờ đây họ chẳng còn lựa chọn nào là quay ra thị trường quốc tế.”

Nhưng danh tính công ty Trung Quốc có thể cản trở chiến dịch hướng ngoại của Tencent. Những năm gần đây, Án Độ đã dần dần ban hành lệnh cấm các ứng dụng của công ty, từ WeChat, đến trò chơi mobile đình đám Free Fire. 

Năm nay Tencent đã lập tức thông báo bán bớt một lượng nhỏ cổ phần và quyền biểu quyết của mình tại Sea, công ty công nghệ Singapore đằng sau Shopee, sau khi vai trò của Tencent tại Sea đã khiến công ty này gặp nhiều lùm xùm tại Ấn Độ.

Vừa qua, nền tảng thương mại điện tử của Sea là Shopee cũng vừa phải đóng cửa sau khi bị cáo buộc là nhánh con của công ty công nghệ Trung Quốc từ phía liên minh thương mại mang màu sắc dân tộc của các tiểu thương nước này cùng vị luật sư Prashant Umrao, thân cận với đảng cánh hữu Bharatiya Janata.  Tencent có kế hoạch giảm quyền biểu quyết tại Sea từ 23% xuống dưới 10% và huỷ một thỏa thuận mà lãnh đạo hai công ty vừa ký kết.

Bất kể mục tiêu tiếp theo bị Bắc Kinh trấn áp là công ty nào, thì các khoản đầu tư của Tencent giờ đã không phải chuyện của riêng ai. Nguồn tin Financial Times cho hay, giờ đây mọi quyết định đầu tư của Tencent đầu phải cân nhắc cả về quan điểm dư luận lẫn những tác động của luật lệ.

“Phía quản lý thị trường biết rõ từng số lượng các khoản đầu tư của từng “gã khổng lồ. Một vị cán bộ đã cho tôi thấy số liệu của từng công ty một. Họ đang theo dõi rất kỹ đấy” - một nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc chia sẻ với Financial Times

https://cafef.vn/truoc-cuoc-tran-ap-big-tech-cua-trung-quoc-nguoi-khong-lo-tencent-lang-le-tim-duong-ne-dan-20220329174244073.chn

Theo Yên Khê

Nhịp Sống Kinh tế

Xem thêm: nhc.78233329013302202-nad-en-gnoud-mit-el-gnal-tnecnet-ol-gnohk-iougn-couq-gnurt-auc-hcet-gib-pa-nart-couc-court/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trước cuộc trấn áp Big Tech của Trung Quốc, “người khổng lồ” Tencent lặng lẽ tìm đường “né đạn””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools