vĐồng tin tức tài chính 365

Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày thứ 8

2024-03-15 05:42

Hôm qua 14.3, ngày thứ 8 TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HQĐT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 84 đồng phạm, các luật sư thẩm vấn các bị cáo trong nhóm Ngân hàng Nhà nước để làm rõ vai trò các bị cáo trong vụ án.

Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày thứ 8- Ảnh 1.

Cựu Phó chánh thanh tra Nguyễn Văn Hưng phủ nhận chỉnh sửa kết luận thanh tra tại SCB

NHẬT THỊNH

Đỗ Thị Nhàn 'sẽ chứng minh nếu cựu Phó chánh thanh tra không thừa nhận chỉ đạo'

Theo đó, luật sư bảo vệ quyền, lợi ích của cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước) Đỗ Thị Nhàn, đặt câu hỏi cho bị cáo cựu Phó chánh thanh tra Nguyễn Văn Hưng có phải là người chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn chỉnh sửa số liệu trong kết quả thanh tra về những sai phạm tại SCB, không đưa ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt, thì bị cáo Hưng phủ nhận.

Bị cáo Nguyễn Văn Hưng khai trước tòa, với vai trò là phó chánh thanh tra, bị cáo không chủ động và không chỉ đạo sửa số liệu về thực trạng tại SCB, bị cáo không phụ trách đoàn thanh tra đi thanh tra mà chỉ là người ký quyết định thanh tra.

Luật sư hỏi tiếp, sau khi thanh tra tại SCB 2 lần, bị cáo Nguyễn Văn Hưng có nhận được 2 báo cáo liên quan đến kết quả thanh tra không thì cựu Phó chánh thanh tra thừa nhận có nhận được báo cáo, còn việc báo cáo của đoàn thanh tra do Đỗ Thị Nhàn ký có trung thực hay không, thì trong cáo trạng và kết luận điều tra đã nêu rõ nên bị cáo Nguyễn Văn Hưng không trả lời lại.

Tại tòa, bị cáo Đỗ Thị Nhàn khẳng định người chỉ đạo bị cáo chỉnh sửa kết luận thanh tra để báo cáo Ngân hàng Nhà nước là bị cáo Nguyễn Văn Hưng.

"Bị cáo có nhận chỉ đạo của anh Hưng nên mới sửa. Dù anh Hưng chỉ đạo, tôi chỉ đạo lại cho cấp dưới, tôi xin nhận trách nhiệm và mong HĐXX xem xét cho cấp dưới là làm theo chỉ đạo của bị cáo. Bị cáo Hưng không dám thừa nhận đã chỉ đạo thì bị cáo sẽ đưa chứng cứ chứng minh anh Hưng đã chỉ đạo, bị cáo chỉ chịu trách nhiệm báo cáo lên bàn anh Hưng; còn việc báo cáo lên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ là anh Hưng phải chịu trách nhiệm", bị cáo Nhàn khai trước tòa.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn nói thêm tại thời điểm ban hành kết luận thanh tra số 3959 ngày 4.12.2018, nếu SCB thực hiện nghiêm những kiến nghị tại kết luận thanh tra đó, thì đã không có chuyện như ngày hôm nay.

Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày thứ 8- Ảnh 2.

Bị cáo Trương Mỹ Lan

THẢO NHÂN

Cáo trạng xác định, quá trình thanh tra, Nguyễn Văn Hưng không chỉ đạo làm rõ sai phạm việc cho vay đối với khoản vay của 71 khách hàng địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, không làm rõ việc cho vay để đảo nợ; chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra nội dung bỏ ngoài và không kiến nghị đối với các sai phạm của SCB, sai lệch với kết quả thanh tra, mục đích tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục thực hiện các phương án tái cơ cấu.

Từ đó, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại SCB.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Nguyễn Văn Hưng đã nhiều lần nhận tổng số tiền 390.000 USD từ SCB thông qua Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB và Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB.

SCB không đồng ý về khoản thiệt hại

Tại tòa ngày thứ 8, đại diện SCB không đồng ý với khoản tiền thiệt hại hơn 498.000 tỉ đồng theo cáo trạng. SCB đề nghị HĐXX xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 677.286 tỉ đồng tính đến ngày 17.10.2022 và hơn 84.515 tỉ đồng lãi phát sinh tính đến thời điểm ngày 5.3 xét xử sơ thẩm, trong đó chưa tính đến lãi bổ sung đến thời điểm thi hành án xong.

SCB xác định thiệt hại, số liệu tạm tính đến ngày 5.3 là 760.279 tỉ đồng, trong đó gốc là 482.449 tỉ đồng, lãi/phí là 277.830 tỉ đồng.

Đối với 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan dùng đảm bảo cho các khoản vay của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, đại diện SCB đề nghị SCB được quyền khai thác, sử dụng, quản lý, không phân biệt tài sản đó có đủ điều kiện pháp lý đảm bảo hay không.

SCB yêu cầu đối với vật chứng là những tài sản đã được cơ quan điều tra kê biên, phong tỏa, thu giữ được nêu trong kết luận điều tra thì SCB đề nghị tòa buộc trả lại, bồi thường cho SCB tất cả những vật chứng nêu trên ngay trong quá trình xét xử và giao cho SCB toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý… đối với các vật chứng này.

SCB cũng yêu cầu đối với những tài sản bị hoán đổi và xuất ra khỏi hệ thống quản lý của SCB thì SCB đề nghị HĐXX có biện pháp quyết định thu hồi 240 tài sản hoán đổi và các tài sản khác được hoán đổi (nếu có cơ sở xác định) để giao lại cho SCB quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý… nhằm thu hồi nợ, khắc phục thiệt hại.

Ngoài ra, SCB yêu cầu về việc tiếp tục truy tìm, thực hiện phong tỏa, kê biên các tài sản thuộc sở hữu của các bị can trong vụ án và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Và mong HĐXX tiếp tục áp dụng các biện pháp truy tìm và kê biên, phong tỏa tài sản thuộc sở hữu của Trương Mỹ Lan, hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, những cá nhân đồng phạm với bị cáo Trương Mỹ Lan và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan còn chưa được kê biên, phong tỏa... giao cho SCB để khắc phục thiệt hại.

Taị tòa, vợ của bị cáo Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) cam kết gia đình sẽ sắp xếp, nộp 264 tỉ đồng tiền mặt trong thời gian xét xử vụ án này để khắc phục cho bị cáo Trương Mỹ Lan, để chồng có thể hưởng chính sách khoan hồng đặc biệt của pháp luật.

Vợ của Nguyễn Cao Trí cho biết hiện có nhiều cá nhân đang nợ gia đình hơn 1.500 tỉ đồng, mong cơ quan chức năng phối hợp giúp gia đình thu hồi.

Xem thêm: mth.218546031413042581-8-uht-yagn-tahp-hniht-nav-nal-ym-gnourt-na-uv-ux-tex-gnud-ion/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày thứ 8”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools