vĐồng tin tức tài chính 365

Hòa bình trong tay tôi

2023-05-01 14:45
Thảo và đồng đội tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma

Thảo và đồng đội tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma

Năm tôi lên 6-7 tuổi là lúc Mỹ tập trung đánh phá miền Bắc ác liệt, mỗi lần nghe tiếng máy bay, bà con lại kéo nhau chui xuống hầm lánh nạn. 

Tôi thường lấp ló ở cửa hầm để đếm xem đợt này bao nhiêu chiếc, thấy bom tách ra từ bụng máy bay, sau đó là tiếng nổ đinh tai nhức óc. 

Ban đêm, tiếng súng phòng không chát chúa, những lưỡi lửa đỏ rực một góc trời, những chiếc cầu gãy, những ngôi nhà, trường học, đình làng đổ sập. Từ ruộng lúa đến núi đồi chi chít hố bom. 

Nhiều người dân không may bị trúng mảnh bom và rốc két mất mạng. Có lần xã tôi bị B52 rải thảm, một đêm chết đến 60 người cả già lẫn trẻ. Những đám tang, những tiếng khóc hết sức thê lương của người dân vô tội xấu số vẫn ám ảnh đến hôm nay.

Những thế hệ đàn anh của chúng tôi kế tiếp nhau tòng quân ra trận. Họ đi vào cuộc chiến cho đến ngày thống nhất 30-4-1975. Có người trở về bằng giấy báo tử, có người mất tích cho đến tận bây giờ, gia đình đón nhận bằng Chiến sĩ vẻ vang, Tổ quốc ghi công, buổi lễ truy điệu chỉ nghe tiếng các mẹ khóc nhói lòng.

Đất nước hòa bình thống nhất được mấy năm lại liên tiếp diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc. 

Những người bạn cùng trang lứa với tôi theo tiếng gọi của Tổ quốc nối nhau lên đường nhập ngũ, có người nằm lại nơi biên cương, có người vùi thân trong lòng nước bạn... Những người mẹ lại hiu quạnh khóc đón các anh về trên những tờ báo tử.

Tôi nhập ngũ muộn hơn và may mắn trở thành một người lính hải quân, một lính thủy đánh bộ. Đầu năm 1988, đơn vị tôi nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Sự kiện 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma xảy ra như hôm nay mọi người đều đã biết. Dưới trận mưa đạn, 64 đồng đội của tôi đã hy sinh. Trước mắt tôi...

Tôi là một trong những người may mắn được trở về. 64 cán bộ chiến sĩ vừa là thủ trưởng, vừa là đồng chí đồng đội, vừa là bạn của tôi đã ngã xuống. Máu của các anh nhuộm đỏ cả một vùng biển mặn. Thi thể các anh tan vào biển, trộn vào cát Gạc Ma. Họ mãi mãi nằm lại phía chân trời.

Nhiều năm qua, tôi đã đi thắp hương nghĩa trang liệt sĩ từ xã phường đến thành phố, từ biên giới đến đồng bằng, miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Bạt ngàn những mộ liệt sĩ, có tên và không tên. Các anh hòa tan vào đất, vào rừng, vào sông suối biển trời. Bất tử.

Tôi khoác ba lô lên đường tìm thăm các gia đình liệt sĩ, trong vai một người đồng đội, trong vai một người con của gia đình, cảm nhận rõ cảm giác đau đớn mất mát. Mẹ mòn sờn vạt áo vì quệt nước mắt, chiếc gối nằm bạc phai sau bao đêm khóc âm thầm. Tìm thăm đồng đội, nhiều người thân thể không lành lặn, vết thương chiến tranh vẫn nhức nhối mỗi khi trái gió trở trời.

Chiến tranh là vậy đó. Ở đâu có chiến tranh, ở đó có trẻ em và người dân bị chết, bị đói. Ở đâu có chiến tranh, ở đó có người lính ngã xuống, có hoang tàn đổ nát. Mùi máu, mùi xác chết, mùi bom đạn quyện lại thành mùi của chiến tranh. 

Hậu chiến có hàng trăm ngàn gia đình, hàng triệu người đau đớn vì mất người thân. Bom đạn chôn vùi trong lòng đất thỉnh thoảng lại phát nổ gây thêm thương vong. Hàng triệu người nhiễm chất độc da cam đến đời con, đời cháu vẫn còn di chứng... Nỗi đau của chiến tranh là vô tận.

Mọi người đều yêu hòa bình, nhưng đôi khi lịch sử buộc phải lựa chọn chiến tranh, vì trên đời còn nhiều giá trị lớn hơn sinh mệnh. Là Tổ quốc, là quê hương. Là độc lập, là tự do, là thống nhất. Và là hòa bình... Vì những giá trị ấy mà dân tộc ta, từ ngàn đời cho đến thế hệ tôi, đã bao lần phải trải qua chiến tranh.

Nhưng từ 48 năm nay, chúng ta đã có hòa bình. Dẫu còn nhiều vất vả để đi đến giấc mơ, nhưng qua mấy mươi năm, đại đa số chúng ta đã no ấm, con cái đều được cắp sách tới trường. 

Ở các đô thị ngày càng nhiều đại lộ rộng thênh thang, những ngôi nhà cao đẹp thay tranh tre nứa lá, siêu thị đầy ắp hàng hóa, phố phường chen chúc xe cộ. thanh niên được tự do chọn lựa việc làm và nơi sinh sống, có cơ hội ra nước ngoài học tập và lao động, được phát huy tài năng sáng tạo, tiếp thu thành tựu khoa học của các nước tiên tiến góp phần phát triển kinh tế gia đình và xây dựng đất nước. an ninh trật tự xã hội ổn định, văn hóa truyền thống được bảo tồn một cách trân trọng, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tri ân, hàn gắn vết thương chiến tranh được đồng tâm thể hiện... 

Hòa bình, chỉ có hòa bình làm nền tảng cho những thành tựu ấy. 

Những ngày này, vừa vượt qua đại dịch COVID-19, mỗi ngày được đưa đón hai con Trường Sa và Hà My đi học, mỗi tối được ôm chúng vào lòng, tôi tưởng như đang ôm giữ hòa bình đã một thời đánh đổi bằng tuổi trẻ, máu xương chính mình và đồng đội. Hòa bình này cần phải được giữ gìn và vun đắp bằng mọi cách. 

Hòa bình này có thể đánh đổi bằng mọi giá, kể cả giá đó là chính tôi.

Bạn trẻ và ngày 30-4: hòa bình không gì sánh bằngBạn trẻ và ngày 30-4: hòa bình không gì sánh bằng

TTO - "Dù bên này, bên kia, nhưng xét cho cùng chúng ta đều cùng một dòng máu" - các bạn trẻ chia sẻ suy nghĩ với Tuổi Trẻ trong dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước.


Xem thêm: mth.99700220110503202-iot-yat-gnort-hnib-aoh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hòa bình trong tay tôi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools