vĐồng tin tức tài chính 365

Tàu chiến Nhật Bản đến Hàn, mang cờ hiệu gây tranh cãi

2023-05-29 15:59
Tàu chiến Nhật Bản đến Hàn, mang cờ hiệu gây tranh cãi - Ảnh 1.

Tàu chiến Nhật Bản mang lá cờ 'mặt trời mọc' cập cảng ở Hàn Quốc ngày 29-5 - Ảnh: YONHAP

Lá cờ gợi nhắc lại chiến tranh?

Theo Hãng tin Yonhap, ngày 29-5, tàu khu trục JS Hamagiri của Nhật Bản đã tới thành phố cảng Busan ở đông nam Hàn Quốc, chuẩn bị tham gia một cuộc tập trận chung 6 nước.

Truyền thông nước này xôn xao khi tàu chiến của Nhật Bản treo lá cờ 'mặt trời mọc' - vốn được xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt thời chiến Nhật Bản.

Hãng tin Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukaza Hamada vào tuần trước, cho biết tàu khu trục của nước này sẽ treo cờ 'mặt trời mọc' tại cuộc tập trận vì theo luật pháp, các tàu của Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản (MSDF) đều phải treo lá cờ này như cờ hiệu chính thức.

Cờ hiệu của hải quân Nhật có một hình tròn đỏ ở chính giữa, tượng trưng cho mặt trời, tỏa ra xung quanh 16 đường như những tia nắng mặt trời. Lá cờ này được Quân đội Hoàng gia Nhật Bản sử dụng trước và trong Thế chiến thứ 2.

Nhiều người Hàn Quốc liên tưởng lá cờ với hình ảnh quân đội Nhật trong Thế chiến thứ 2, gọi nó là "lá cờ tội ác chiến tranh".

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết họ sẽ không nêu vấn đề với việc sử dụng lá cờ này, gọi đó là "thông lệ quốc tế chung", theo Yonhap.

Nỗ lực khôi phục quan hệ

Hãng tin Kyodo nhận định việc Hàn Quốc cho tàu chiến Nhật Bản mang cờ hiệu cập cảng là minh chứng Seoul không còn coi đây là vấn đề nữa.

Các tàu MSDF mang cờ hiệu 'mặt trời mọc' đã tham gia các sự kiện hải quân quốc tế được tổ chức tại Hàn Quốc vào năm 1998 và 2008.

Năm 2018, Nhật Bản đã hủy tham gia một sự kiện hải quân ở Hàn Quốc sau khi Seoul yêu cầu Tokyo không treo cờ 'mặt trời mọc' trên các tàu của họ.

Vào thời điểm đó, quan hệ song phương giữa hai nước đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, dưới thời của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.

Chính quyền kế nhiệm của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã cam kết cải thiện quan hệ với Nhật Bản, nhằm giải quyết các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Tháng 11-2022, tại một cuộc duyệt binh ở Nhật Bản, các thành viên thủy thủ đoàn của một tàu tiếp tế Hàn Quốc đã chào đón các tàu MSDF treo cờ hiệu. Việc này đã khiến chính quyền của ông Yoon nhận nhiều chỉ trích.

Vào tháng 3-2023, Tổng thống Yoon đã đề xuất một giải pháp cho những căng thẳng song phương giữa hai nước. Theo đó, ông đề xuất việc bồi thường cho những người lao động thời chiến.

Giới quan sát nhận định mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần "tan băng" khi họ đã bắt đầu nối lại các chuyến thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo.

Cuộc tập trận chung 6 nước

Cuộc tập trận mang tên Eastern Endeavour 23 sẽ diễn ra vào ngày 31-5 ở vùng biển quốc tế phía đông nam đảo Jeju (Hàn Quốc), một ngày sau diễn đàn cấp cao của Sáng kiến An ninh phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh Hàn Quốc và Nhật Bản, các nước Mỹ, Úc, Canada và Singapore cũng tham gia cuộc tập trận này. Đội tàu đặc nhiệm hàng hải số 7 của hải quân Hàn Quốc dẫn đầu cuộc tập trận chung.

Các nước tham gia sẽ huy động 7 tàu và 6 máy bay. Họ cũng có kế hoạch thành lập một "trung tâm điều phối đa quốc gia" để hợp tác chia sẻ thông tin và các thủ tục hàng hải khác.

Một quan chức Seoul cho biết cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng quan điểm phổ biến là nó sẽ giúp tăng cường các nỗ lực phối hợp, nhằm ngăn chặn khả năng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên, theo Yonhap.

Tại Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản nói Tại Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản nói 'trái tim tôi đau nhói' vì nỗi đau thời chiến

Ngày 7-5, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố "trái tim tôi đau nhói" khi nghĩ đến những đau khổ và đau đớn trong thời kỳ Nhật Bản kiểm soát thuộc địa.

Xem thêm: mth.36683724192503202-iac-hnart-yag-ueih-oc-gnam-nah-ned-nab-tahn-neihc-uat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tàu chiến Nhật Bản đến Hàn, mang cờ hiệu gây tranh cãi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools