vĐồng tin tức tài chính 365

Áp lực của lựa chọn cuộc chơi

2021-05-11 03:47

Áp lực của lựa chọn cuộc chơi

Chánh Trung

(KTSG Online) - VinSmart dừng mảng sản xuất smartphone, ti-vi đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, gây chút tiếc nuối, song là câu chuyện hợp lý khi thị trường công nghệ cao hiện nay là cuộc chơi đầy áp lực với doanh nghiệp Việt Nam.

Tháng 12-2020, thương hiệu điện thoại Vsmart (VinSmart - Vingroup) bất ngờ chiếm 16,7% thị phần smartphone Việt Nam (theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường GfK) chỉ sau 15 tháng ra mắt. Thống kê thị phần smartphone Việt Nam cho đến tháng 2-2021, thương hiệu Vsmart đứng ở vị trí thứ 5 với 9,4% thị phần, chỉ sau những ông lớn như Samsung, Apple, Oppo, Vivo.

Tính đến thời điểm hiện tại chỉ hai thương hiệu smartphone Việt Nam còn trụ được là Vsmart và Bkav, trong đó Vsmart được nhiều kỳ vọng cạnh tranh với các thương hiệu lớn nước ngoài. Sau gần ba năm kể từ thời điểm ra mắt, thương hiệu Vsmart đã cung cấp cho thị trường 19 mẫu điện thoại với hơn 3 triệu sản phẩm được bán ra cùng 5 mẫu ti-vi thông minh.

Hôm 9-5-2021, VinSmart thông báo dừng sản xuất các smartphone, ti-vi thông minh mang thương hiệu Vsmart. Nhiều người dùng, nhà bán lẻ không khỏi bất ngờ trước thông tin “dừng cuộc chơi” đột ngột này của VinSmart.

Cách đây vài tháng Vsmart còn khiến nhiều người hào hứng khi thông báo phát triển thành công smartphone 5G, smartphone có camera ẩn dưới màn hình, hay gia nhập thị trường Mỹ sau khi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của nhà mạng AT&T.

Thế nhưng những nỗ lực này vẫn là chưa đủ khi thị trường công nghệ hiện nay là một "cuộc chiến" thực sự. Suy cho cùng, một thương hiệu công nghệ bất ngờ phải dừng lại cũng là điều bình thường và có thể hiểu được.

Vsmart ra đời vào tháng 6-2018, thời điểm theo đánh giá của các chuyên gia là hơi muộn khi thị trường smartphone đã định hình, có dấu hiệu bão hòa, thậm chí nhiều phân khúc có dấu hiệu thoái trào. Những ông lớn như Samsung, Apple gần như chiếm lĩnh hết phân khúc điện thoại cao cấp và tìm mọi cách không cho hãng nào khác có cơ hội “chen chân” vào. Thị trường ti-vi thông minh thì đã bão hòa từ lâu, nhu cầu ngày càng sụt giảm.

Còn ở phân khúc trung cấp, giá rẻ, hàng chục thương hiệu đến từ Trung Quốc ồ ạt tung ra các sản phẩm mới và bán với mức giá “không thể thấp hơn”. Các hãng Trung Quốc liên tục phát triển hay thậm chí mua lại, ứng dụng các công nghệ mới vào các sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của người dùng. Hàng loạt thương hiệu lớn như HTC, Nokia, LG… phải rút lui ở nhiều thị trường trước sức ép cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đã khiến cho thị trường sản xuất smartphone bất ngờ gặp khó. Nguồn cung cấp các linh kiện điện tử, chip xử lý bị đứt gãy, thiếu hụt trầm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến tất cả các hãng sản xuất smartphone, ti-vi thông minh trên toàn cầu lao đao.

Để duy trì, tồn tại qua dịch Covid-19, nhiều hãng sản xuất điện thoại lớn đã đổ chi phí marketing sản phẩm, các chiến dịch truyền thông khổng lồ trên mạng Internet, mạng xã hội. Điều này là quá sức với các hãng nhỏ hay mới gia nhập thị trường.

Khi VinSmart bước vào lĩnh vực di động, nhiều người đã hy vọng rằng smartphone Việt Nam sẽ có chỗ đứng trên thị trường, cạnh tranh được với thương hiệu ngoại. Trên thực tế, VinSmart đã làm được điều đó khi đầu tư bài bản từ hoạt động nghiên cứu (R&D), xây dựng nhà máy lắp ráp, nhập khẩu các dây chuyền sản xuất hiện đại trên thế giới về để vận hành. Bên cạnh đó cũng thu hút nhiều nhân tài công nghệ đầu quân, có kênh phân phối rộng khắp trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá tốt.

Việc phải thông báo dừng mảng sản xuất smartphone, ti-vi thương hiệu Vsmart là điều khá đáng buồn cho ngành sản xuất smartphone, ti-vi Việt Nam, song đó là sự thật phải chấp nhận. Chuyển sang sản xuất linh kiện, thiết bị cho nhà thông minh, thành phố thông minh hay tập trung phát triển, sản xuất xe hơi điện có lẽ sẽ mở ra nhiều cơ hội khác khi dư địa và tiềm năng còn nhiều.

Thị trường công nghệ luôn mở rộng vòng tay với mọi doanh nghiệp nhưng là “sàn đấu” vô cùng khốc liệt. Vẫn còn nhiều “cửa” nhưng các hãng công nghệ Việt Nam cần cân nhắc những khó khăn mà mình phải đối mặt cũng như phải chuẩn bị nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn nữa trên mọi mặt nếu muốn tham gia thị trường này.

Xem thêm: lmth.iohc-couc-nohc-aul-auc-cul-pa/561613/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Áp lực của lựa chọn cuộc chơi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools