Đôi mắt "người rừng" vọng về phía núi, đôi chân chẳng đủ khỏe để ông trở lại rừng - Ảnh: T.M.
Cũng may, ông Lang khá lạc quan khi chẳng hiểu căn bệnh mình đang gánh nghiêm trọng đến mức nào.
Người rừng thôi đi rừng
Cuối năm 2020, chúng tôi ghé thăm người rừng "Hồ Văn Lang", lúc ấy ông vẫn còn mải miết ở rẫy rừng cách nhà (thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Trà Bồng) chừng 5km. Lúc đó, ông Lang vẫn còn khỏe mạnh lắm. Vậy mà sau 6 tháng "người rừng" chẳng còn đi rừng nữa, chỉ quanh quẩn nơi hiên nhà, xó bếp.
Đôi mắt ông vẫn hướng về phía núi, nhưng đôi chân chẳng còn đủ khỏe để vượt suối, băng đồi. Ông Hồ Văn Tri - em trai ông Lang - kể rằng sau Tết Nguyên đán, ông Lang cảm thấy đau ở vùng bụng. Cơn đau tăng dần với tần suất dày đặc hơn. Mãi đến khi ông Lang ôm bụng nằm dài, ông Tri mới liên hệ với một đạo diễn từng làm phim về "người rừng" nhờ giúp đỡ.
Chuyến rời khỏi núi rừng xuống thành phố lần này của "người rừng" không êm đềm. Bác sĩ ở TP Quảng Ngãi chẩn đoán ông Lang "có tổn thương ở gan".
Chiếc xe cấp cứu đưa ông đi xa hơn, những xét nghiệm giúp bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng đi đến kết luận: "Bệnh nhân Lang bị ung thư biểu mô tế bào gan với khối u chiếm nửa quả gan bên phải".
8 năm rời khỏi rừng già, ông Lang khá vất vả mới hòa nhập. Nhưng số mệnh cứ đẩy "người rừng" vào những khúc quanh co như lối mòn mà hơn 40 năm ông Lang rong ruổi cùng cha.
Năm 2017, người rừng đón nhận niềm đau mất cha bằng đôi mắt thăm thẳm nỗi buồn. Cố gắng lắm mới có thể quên đi, vậy mà giờ ông Lang lại gánh căn bệnh vô phương.
"Đúng ra bác sĩ bảo chuyển lên Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng điều trị, nhưng tôi làm gì có tiền để đưa anh chữa trị dài ngày. Phải về nhà thôi", ông Tri nói.
Căn bệnh ung thư của anh trai đang được ông Tri chữa bệnh bằng cách "lạy tứ phương". Ông Tri từng đưa ông Lang vượt 90km tìm đến thầy thuốc đông y ở huyện Bình Sơn, những thang thuốc nào có đủ ngăn lại bệnh tật.
"Người rừng" ôm bụng, co ro…, ông Tri chỉ còn biết dựa theo tổ tiên vào rừng tìm lá mơ gan cho anh trai uống giảm đau.
Thấy anh đau quá, ông Tri bất lực đành mời thầy cúng về nhà, đó là chỗ dựa cuối cùng khi người Cor bế tắc trước số trời. Mâm cỗ đầy ắp thức ăn "thỉnh Yàng" (trời). Những lời tế bái chẳng thể giúp ông Lang tốt hơn. Ông vẫn đau đớn sau mỗi lần cúng.
Không có tiền, ông Lang trở về nhà, ông Tri chữa bệnh cho anh bằng lá mơ gan để giảm những cơn đau
Ông Tri kể mỗi khi đỡ đau, ông Lang lại ngồi đan thúng, đan nia bán. 8 năm về làng, ông Lang mới bập bẹ những tiếng Cor của đồng bào mình và vài tiếng Kinh chắp nối. Từ khi đau, ông Lang lười nói hơn.
Bây giờ trên tay ông Lang là những đường gân xanh nổi khắp, khuôn mặt hốc hác, nước da sạm đen đổi sang màu vàng. Ông Lang xuống 10kg, yếu ớt thấy rõ.
Bây giờ, không còn đi rừng, ông Lang ở nhà đan thúng, nia bán kiếm tiền
Nếu ngày từ rừng trở về làng, ông Lang ngơ ngác khi nhìn thấy cái gì cũng lạ, thì bây giờ ông ngơ ngác trước bệnh tật.
Ông chẳng biết ung thư là gì. Khi ai hỏi "Có biết bệnh ung thư?", ông Lang chỉ cười, miệng nhóp nhép món cau trầu khoái khẩu.
Gió vào nhà trống, ông Lang bị ung thư, rồi ông Tri đau dạ dày nặng, bao khó khăn cứ bám lấy căn nhà nghĩa tình mà nhiều người góp sức xây cho ông Lang khi từ rừng trở về.
Bây giờ, chỉ có phép mầu mới có thể giúp ông Lang hết bệnh. Ông Tri chỉ mong có thêm tiền, cho anh trai ăn những bữa ngon, những cơn đau thôi hành hạ để ông Lang sống vui mỗi ngày.
Ánh lửa trong bếp rực sáng mà cuộc đời ông Lang đang lụi tàn dần theo bệnh tật
TTO - Bảy năm trước, 'người rừng' Hồ Văn Lang rời đại ngàn, ngơ ngác như đứa trẻ, thấy gì cũng lạ cũng sợ. Nhưng giờ ở tuổi 51, anh đã có cuộc sống mới, biết nuôi trâu, trồng chuối bán và chẳng muốn trở lại rừng già.
Xem thêm: mth.57745422102501202-tem-iom-nahc-iod-gnur-ohn-tam-hna-uht-gnu-ib-gnal-nav-oh-gnur-iougn/nv.ertiout