vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm tin kinh tế ngày 20-21/5: Mỹ tăng mạnh việc nhập sản phẩm điện tử và máy móc tại Việt Nam

2020-06-06 20:12

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước và quốc tế trong 2 ngày (20-21/5).

 Kinh tế thế giới:

Châu Âu đối diện với làn sóng phá sản

Theo The Economist, các chuyên gia nhận định rằng tại Châu Âu các công ty yếu kém sẽ nhanh chóng sụp đổ và ngay cả các công ty khỏe mạnh cũng phải đối diện với khả năng sống sót.

Lo sợ nhiều vụ phá sản có thể xảy ra và tình trạng thất nghiệp hàng loạt do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn Covid-19, chính phủ của các nước Châu Âu đã tung gói trợ cấp cho các doanh nghiệp trên quy mô lớn. Bộ trưởng kinh tế Đức, Peter Altmaier đã hứa hẹn rằng “không một công ty khỏe mạnh” nào sẽ phá sản vì đại dịch Covid-19”. Theo đó, Chính phủ đã công bố về việc nới hạn mức tín dụng, bảo lãnh thanh khoản và tài trợ cho các doanh nghiệp lên tới 750 tỷ EUR.

Vào cuối tháng 3, chính phủ Đức đã tạm hoãn, không yêu cầu các công ty không có khả năng thanh toán đệ đơn phá sản, họ được gia hạn đến cuối tháng 9 với khuyến nghị rằng các công ty này có thể chứng minh việc kinh doanh của họ bị ảnh hưởng do đại dịch bệnh Covid-19. Pháp, Tây Ban Nha và các nước Châu Âu khác cũng có động thái tương tự.

Với sự hỗ trợ của các Chính phủ, tỷ lệ phá sản và thất nghiệp tại Châu Âu vẫn chưa tăng mạnh, các vụ phá sản ở Đức vào tháng 3, tháng 4 không cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng các công ty khoẻ mạnh thực sự có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này, nhưng một số công ty thuộccác ngành dịch vụ, vận chuyển, phi thực phẩm đang lâm vào tình thế rất khó khan do dòng tiền không còn, họ dễ mất khả năng thanh toán. Các doanh nghiệp nhỏ vẫn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất dù chính phủ đã áp dụng những chương trình tạo việc làm ngắn hạn, hỗ trợ tiền mặt, hoãn thời gian nộp thuế và bảo lãnh tín dụng.

Mỹ tăng mạnh việc nhập sản phẩm điện tử và máy móc tại Việt Nam

Dù ảnh hưởng của đại dịch Coivid-19, nhưng các sản phẩm như máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện cùng các máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng sản xuất trong nước vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao.

Trong tháng 4 đầu năm nay, thị trường Mỹ gia tăng đột biến khi chi nhiều tiền nhập khẩu theo hai  nhóm mặt hàng này của Việt Nam. Theo thông tin của Tổng cục Hải Quan, trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 4 tháng qua đạt tổng kim ngạch đến 12,14 tỷ đô la Mỹ, tăng đến 26% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Phân tích cụ thể hơn đối với các thị trường nhập khẩu mặt hàng này, thị trường Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhóm mặt hàng trên của Việt Nam, đạt 3,42 tỷ đô la, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Về quy mô thì Trung quốc đứng đâu nhưng về mức tăng tuyệt đối phải kể đến thị trường Mỹ, Mỹ đã chi 2,67 tỷ đô la nhập khẩu mặt hang này, tăng gấp 2,1 lần và Hồng Kông chi 945 triệu đô la, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Những thị trường khác như khu vực châu Âu – EU (28 nước) cũng nhập nhóm mặt hàng này của Việt Nam với giá trị cao lên đến 1,55 tỷ đô la.

Tương tự, trong cùng thời gian trên trị giá kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác của Việt Nam cũng tăng đến 27,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 6,78 tỷ đô la.

Mặc dù vậy, nhóm mặt hàng nói trên phần lớn là do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất, gia công, … tại Việt Nam. Doanh nghiệp thuần Việt Nam ít tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng này trên thị trường thế giới.

Bảy nhóm sản phẩm hàng hóa và linh kiện còn lại trong nhóm 10 có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam như điện thoại-linh kiện, hàng dệt may, hàng thủy sản, giày dép… đều bị sụt giảm nhẹ hoặc giữ ở mức tương đương của năm ngoái.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong 4 tháng đầu năm nay của cả nước thặng dư được 2,78 tỷ đô la.

Ảnh: Shutterstock.

Kinh tế Việt nam:

Đồng loạt Ngân hàng lên tiếng vì bị truy thu thuế VAT trong gần 10 năm

Các Ngân hàng đồng loạt lên tiếng vị bị cơ quan thuế yêu cầu rà soát, kê khai và nộp thuế VAT đối với các khoản phí thu từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng (L/C) phát sinh từ 2011 đến nay. Trường hợp bị truy thu khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng sẽ phải nộp thêm một khoản thuế không nhỏ.

Theo công văn Hiệp hội Ngân hàng gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ngày 20/05 về việc  cơ quan thuế đang yêu cầu các ngân hàng rà soát, kê khai và nộp thuế VAT đối với các khoản thu từ thư tín dụng (L/C) trong vòng gần 10 năm qua.

Hiệp hội Ngân hàng cho biết, theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng các khoản phí liên quan trực tiếp đến việc phát hành, xác nhận, thông báo thư tín dụng (L/C ) là phí thu trên hoạt động cấp tín dụng và không thuộc đối tượng chịu thuế. Như vậy, việc áp dụng thu thuế VAT đối với các khoản thu từ thư tín dụng (L/C) không đúng bản chất.

Hơn nữa, trong bối cảnh các Tổ chức tín dụng đang phải tập trung các giải pháp hỗ trợ khách hàng phục hồi kinh tế do dịch bệnh Covid-19, thì việc phạt kê khai sai, truy thu thuế và tiền chậm nộp từ đầu năm 2011 đến nay sẽ tác động tiêu cực và gây xáo trộn lớn tới hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Theo báo Tuổi trẻ, trường hợp các Ngân hàng phải nộp bổ sung thuế dịch vụ thư tín dụng (L/C) đã phát  hành thì ngân hàng sẽ phải truy thu từ các khách hàng doanh nghiệp do VAT là thuế gián thu.Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì dịch bệnh Covid-19, thậm chí nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản thì việc đồng loạt truy thu tiền thuế VAT sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và không khả thi.

Ngoài ra, việc yêu cầu “truy thu” sẽ làm phát sinh một khối lượng công việc khổng lồ, phát sinh thêm các chi phí do phải điều chỉnh hóa đơn, số liệu về kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế…

Từ những lý do trên, đại diện Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị Bộ Tài chính không áp dụng thuế VAT đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng (L/C) và các khoản phí có liên quan đến quy trình cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại.Đồng thời,  không yêu cầu các Tổ chức tín dụng rà soát, kê khai, rà soát và nộp thuế VAT đối với các khoản phí từ nghiệp vụ thư tín dụng (L/C) từ năm 2011 đến nay.

Việt Nam nên thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi sang mạng 5G

Theo tờ Nhịp sống kinh tế đưa tin từ báo cáo gần đây của Fitch Solutions, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình thử nghiệm 5G vào tháng 5 năm nay, Chính phủ đang đẩy nhanh việc ra mắt 5G với rất nhiều các khoản tài trợ và đầu tư cho việc thử nghiệm các hạ tầng cơ sở cần thiết.

Tuy nhiên, các nhà mạng cũng chịu tác động đáng kể từ dịch Covid-19 đến tiến độ thương mại hóa 5G, thay vào đó, họ chuyển hướng đầu tư bằng cách tăng cường dung lượng cho mạng 4G do nhu cầu sử dụng dữ liệu di động trong đại dịch tăng lên đáng kể.

Hiện tại, các nhà mạng trong nước đã được cấp phép thử nghiệm mạng 5G vào năm 2019. Viettel là nhà mạng đầu tiên trên toàn quốc thử nghiệm thành công 5G vào tháng 5/2019. Tiếp đó, vào tháng 3 năm nay, Mobifone tuyên bố đã sẵn sàng cho việc khai thác thương mại mạng 5G sau khi thử nghiệm thành công một mạng lưới 4 thành phố trong nước. Các nhà mạng đã lựa chọn các nhà cung cấp ở nước ngoài trong tiến trình triển khai thử nghiệm 5G, tuy nhiên họ cũng tuyên bố việc tự thiết lập và phát triển các thiết bị 5G cũng đang được triển khai thực hiện.

Tháng 6 năm ngoái, tập đoàn Vingroup đã ký hợp đồng sản xuất với Fujitsu và Qualcomm để sản xuất các điện thoại thông minh sử dụng mạng 5G. Theo dự báo của Fitch, 5G sẽ tới gần hơn với người dùng Việt Nam và có khả năng được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới, đặc biệt với các khách hàng doanh nghiệp.

The post Điểm tin kinh tế ngày 20-21/5: Mỹ tăng mạnh việc nhập sản phẩm điện tử và máy móc tại Việt Nam appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.man-teiv-iat-com-yam-av-ut-neid-mahp-nas-pahn-ceiv-hnam-gnat-ym-5-12-02-yagn-et-hnik-nit-meid/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Điểm tin kinh tế ngày 20-21/5: Mỹ tăng mạnh việc nhập sản phẩm điện tử và máy móc tại Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools