Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển. Vùng đất rừng ngập mặn ven biển của tỉnh rất thuận lợi để các loài giáp xác như tôm, cua phát triển. Vùng đất nuôi cua phổ biến và cho chất lượng tốt nhất của tỉnh thuộc các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi. Đây cũng là những địa phương nằm trong bản đồ khu vực địa lý được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho “cua Cà Mau”.

Cua mang chỉ dẫn địa lý Cà Mau là giống cua xanh được khai thác tự nhiên hoặc sinh sản nhân tạo tại các trại sản xuất cua giống trong tỉnh Cà Mau, được thả với mật độ 1 – 2 con/m2 có kết hợp với các loài thủy sản khác như: tôm, sò huyết.

Theo Sở Khoa học – Công nghệ Cà Mau, việc cua Cà Mau được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ là cơ sở pháp lý và hệ thống các công cụ để Cà Mau tăng cường việc quản lý, kiểm soát, quảng bá thương hiệu. Qua đó, góp phần nâng giá trị, tăng thu nhập cho người dân nuôi cua./.
Xem thêm: vov.345859tsop-yl-aid-nad-ihc-oh-oab-coud-uam-ac-auc/et-hnik/nv.vov