vĐồng tin tức tài chính 365

EVN lỗ lớn, kiểm toán còn lưu ý 'công nợ tiềm tàng' từ dự án điện hạt nhân

2023-07-11 19:39
Đơn vị kiểm toán đã chỉ ra một loạt công nợ tiềm tàng của EVN - Ảnh: EVNHANOI

Đơn vị kiểm toán đã chỉ ra một loạt công nợ tiềm tàng của EVN - Ảnh: EVNHANOI

EVN lỗ vì đâu?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã qua Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam kiểm toán.

Báo cáo cho thấy, doanh thu năm 2022 của EVN đạt 476 nghìn tỉ đồng, tăng 8% so với năm trước. Trong đó, chiếm 96% doanh thu là tiền bán điện với 456 tỉ đồng, tăng 9% so với 2021.

Dù thu tăng nhưng EVN vẫn lỗ tới 20.747 tỉ đồng, trong khi năm trước vẫn báo lãi 14.725 tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng bán năm 2022 đạt 452 tỉ đồng, tăng gần 17% so với kỳ trước. Giá vốn tương đương doanh thu bán điện. Lợi nhuận gộp theo đó rơi "tự do" từ 38.264 tỉ đồng xuống 10.579 tỉ đồng sau 1 năm.

Chưa kể, kỳ này doanh thu hoạt động tài chính của EVN giảm hơn một nửa khi chỉ đạt 7.382 tỉ đồng, trong khi năm trước là 15.043 tỉ đồng. Lãnh đạo EVN từng lý giải lãi do chênh lệch tỷ giá.

Hồi cuối tháng 3-2023, ông Nguyễn Xuân Nam, phó tổng giám đốc EVN nói khoản lỗ gây khó khăn về tài chính cho EVN. Vì vậy tập đoàn đã có đề xuất trình Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền về việc điều chỉnh giá điện.

Theo lãnh đạo EVN, năm 2022 lỗ chủ yếu là do chi phí sản xuất điện đầu vào tăng cao. Đặc biệt là giá than tăng gấp hơn 3 lần, có thời điểm tăng gấp 4-5 lần. Giá khí đốt và giá dầu tăng gấp đôi là nguyên nhân khiến chi phí mua điện tăng cao. Nhưng bốn năm nay đã không điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân nên EVN rất khó khăn, ông Nam cho hay.

Nhiều công nợ tiềm tàng khiến giá mua điện thay đổi

Đáng chú ý tại báo cáo hợp nhất năm 2022, đơn vị kiểm toán cũng đã chỉ ra một loạt công nợ tiềm tàng của EVN. Trong đó,có khoản công nợ liên quan tới Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cụ thể, ngày 22-11-2016, Quốc hội thông qua Nghị quyết 31 về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo đơn vị kiểm toán, tại ngày lập báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất này, EVN vẫn chờ quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý tài chính đối với dự án này.

Ngoài ra, EVN cũng phải đối mặt với một loạt công nợ tiềm tàng có thể dẫn tới thay đổi chi phí nhiên liệu trong giá thành điện dẫn đến giá mua điện thay đổi.

Cụ thể, Tập đoàn này đang ghi nhận chi phí vận chuyển, thu gom khí mỏ Thiên Ưng - Đại Hùng thông qua hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (giai đoạn 1) vào giá thành điện theo đơn giá tạm tính được xác định tại Công văn số 57 Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8-1-2016 và được áp dụng từ năm 2015 cùng các văn bản làm việc giữa Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần và EVN.

Theo đó, giá cước phí vận chuyển, thu gom khí này sẽ được điều chỉnh lại theo giá trị quyết toán công trình của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên tại ngày lập BCTC hợp nhất này, Tập đoàn chưa nhận được thông tin về việc phê duyệt chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết toán dự án.

"Theo đó, chi phí mua điện có thể phải điều chỉnh do việc thay đổi cước phí vận chuyển khí sẽ dẫn tới thay đổi chi phí nhiên liệu trong giá thành điện", đơn vị kiểm toán lưu ý.

EVN hiện cũng ghi nhận chi phí vận chuyển khí của nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 vào giá thành điện theo đơn giá tạm tính là 1,17 USD/triệu BTU và được áp dụng từ năm 2012. Tại ngày lập BCTC hợp nhất này, EVN chưa nhận được thông tin về việc phê duyệt chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan về đơn giá chính thức cước phí vận chuyển khí.

Khi cước phí vận chuyển khí thay đổi, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh điều này có thể dẫn tới thay đổi chi phí nhiên liệu trong giá thành điện dẫn đến giá mua điện thay đổi.

Bên cạnh đó, EVN cũng được đề nghị phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương thực hiện việc xác định, thu nộp tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây tải điện hiện có tại các địa phương.

Trong năm, Tập đoàn đã được thông báo của một số cơ quan chức năng tại địa phương và tạm nộp chi phí này. Tại ngày lập BCTC hợp nhất, Tập đoàn chưa nhận được ý kiến của các cơ quan chức năng các địa phương còn lại về việc xác định, thu nộp tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây tải điện và các hồ sơ pháp lý có liên quan.

Theo đó, EVN chưa xác định được giá trị đáng tin cậy của toàn bộ chi phí thuê đất đối với hệ thống đường dây tải điện do việc ra quyết định về hồ sơ pháp lý và xác định số tiền thuê đất của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương sẽ dẫn tới việc thay đổi chi phí này, kiểm toán lưu ý.

Giá điện tăng: Tránh "té nước theo mưa"Giá điện tăng: Tránh 'té nước theo mưa'

Mức tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% áp dụng từ hôm qua 4-5 được đánh giá là ít tác động đến người dân, doanh nghiệp song vẫn tiếp tục tạo nhiều sức ép cho tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thời gian tới.

Xem thêm: mth.34984348111703202-nahn-tah-neid-na-ud-ut-gnat-meit-on-gnoc-y-uul-noc-naot-meik-nol-ol-nve/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“EVN lỗ lớn, kiểm toán còn lưu ý 'công nợ tiềm tàng' từ dự án điện hạt nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools