vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ kêu oan 17 năm: Luật sư đề nghị trả tự do, tòa tuyên án tù chung thân

2023-07-13 19:39
Quang cảnh phiên tòa xét xử bị cáo 17 năm kêu oan - Ảnh: S.Đ.

Quang cảnh phiên tòa xét xử bị cáo 17 năm kêu oan - Ảnh: S.Đ.

Ngày 13-7, TAND tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Tưởng Đăng Thế (45 tuổi, trú xã Ea Kênh, Krông Pắk, Đắk Lắk) - người kêu oan 17 năm - về tội "giết người". Phiên tòa kéo dài xuyên trưa và quá trình tranh luận khá gay gắt giữa bị cáo, luật sư với đại diện viện kiểm sát, nhân chứng trực tiếp.

Hiện trường vụ kêu oan 17 năm bị đảo lộn?

Nội dung vụ án thể hiện khoảng 15h ngày 18-1-2006, bà Nguyễn Thị Liên (trú thôn Tân Trung) phát hiện con gái Trần Thị Kim Hồng (sinh năm 1993) nằm bất động cách nhà 50m. Trên mặt và người có nhiều vết thương chảy máu, quần bị lột khỏi người.

Luật sư Lưu kỳ công vẽ sơ đồ hiện trường, đặt ở tòa để chứng minh kết luận, cáo trạng làm ngược với biên bản khám nghiệm hiện trường. Theo đó, kết luận, cáo trạng khẳng định vụ án theo hướng Bắc - Nam. Nhưng các dấu vết ghi nhận tại biên bản khám nghiệm hiện trường thì ngược lại - Ảnh: TRUNG TÂN

Luật sư Lưu kỳ công vẽ sơ đồ hiện trường, đặt ở tòa để chứng minh kết luận, cáo trạng làm ngược với biên bản khám nghiệm hiện trường. Theo đó, kết luận, cáo trạng khẳng định vụ án theo hướng Bắc - Nam. Nhưng các dấu vết ghi nhận tại biên bản khám nghiệm hiện trường thì ngược lại - Ảnh: TRUNG TÂN

Bà Liên đưa đi cấp cứu nhưng Hồng đã không qua khỏi vào 23h đêm cùng ngày. Đại diện bị hại, chị Trần Thị Kim Hoa (34 tuổi, trú TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đề nghị tòa xử đúng người, đúng tội, xử bị cáo án tử hình và không yêu cầu bồi thường về mặt dân sự.

Tại phiên tòa, Thế vẫn một mực kêu oan, nói mình "không giết hại cháu Hồng", xin được minh oan. Còn luật sư Chu Đức Lưu (luật sư chỉ định bào chữa cho Thế) cho rằng kết luận điều tra, cáo trạng có sai sót, chưa đúng thực tế.

Bị cáo Tưởng Thanh Thế một mực kêu oan - Ảnh: S.Đ.

Bị cáo Tưởng Thanh Thế một mực kêu oan - Ảnh: S.Đ.

Theo ông, kết luận điều tra, cáo trạng thể hiện Thế kéo tay, dùng cây đánh và sát hại nạn nhân Hồng từ nhà ra vườn cây theo hướng Bắc - Nam, vị trí chết cách nhà 50m.

Tuy nhiên, biên bản khám nghiệm hiện trường (lập từ 4h đến 10h sáng 19-1-2006) thể hiện từ vị trí nạn nhân tử vong (cách nhà 50m), công an phát hiện, thu thêm các vật chứng, hung khí, vết máu nằm ở 2 vị trí 1,4m và 5,4m so với vị trí nạn nhân chết.

"Điều đó cho thấy nạn nhân bị đánh đập rồi sát hại theo hướng Nam - Bắc, tức ngược lại với kết luận điều tra, cáo trạng. Vì ngoài vết máu tại vị trí nạn nhân chết, còn xác định 2 vị trí máu khác ở vị trí cách 1,4m và 5,4m như đã nêu.

Không thể nào máu nạn nhân có thể bắn xa như thế. Giả sử máu nạn nhân bắn ra như vậy thì quần áo Tưởng Đăng Thế sẽ bê bết máu. Sau gây án người bị cáo vẫn sạch sẽ, cả ngày hôm đó vẫn mặc bộ quần áo này", ông Lưu lập luận.

Bà Lê Thị Loan (cầm mic, áo đen) khẳng định mình nhìn thấy Thế giết người nhưng sợ quá không hô hoán, không trình báo ban đầu - Ảnh: TRUNG TÂN

Bà Lê Thị Loan (cầm mic, áo đen) khẳng định mình nhìn thấy Thế giết người nhưng sợ quá không hô hoán, không trình báo ban đầu - Ảnh: TRUNG TÂN

Trả lời vấn đề này, kiểm sát viên Phạm Ngọc Hưng, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk, cho rằng Thế sát hại Hồng khoảng 14h30, mãi 16h mẹ nạn nhân mới phát hiện. Do con nặng, bà phải kéo nạn nhân suốt quãng 50m từ vị trí nạn nhân nằm vào nhà nên có thể có thêm vết bầm, trầy xước. 

Hơn nữa, sau khi vụ án xảy ra, việc bảo vệ hiện trường không chặt, người dân qua lại nên dấu vết có thể sai lệch, xáo trộn.

"Biên bản khám nghiệm chỉ ghi nhận những gì có, còn lại tại hiện trường chính. Quá trình điều tra thì lời khai của bị cáo, các nhân chứng phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác, đủ để khẳng định hành vi phạm tội của Thế", ông Hưng nói.

Luật sư Lưu không đồng ý với lập luận này. Ông cho rằng khi phát hiện con nằm (cách nhà 50m) thì bà Liên phải kéo, bế ngược vào nhà.

Luận sư Chu Đức Lưu, Đoàn luật sư Đắk Lắk

Không có đời nào bà Liên bế con đi xa hơn (tại vị trí 51,4 và 54m, hai vị trí có vật chứng, vết máu – PV) rồi mới kéo quay vào nhà để đưa đi cấp cứu. Việc này không được Viện kiểm sát đối đáp, tranh luận lại.

Nhiều mâu thuẫn, vi phạm tố tụng chưa làm rõ

Lúc bị tuyên án, bị dẫn giải đi, ông Thế tiếp tục hét lớn mình bị oan, muốn được điều tra rõ để tìm hung thủ thực sự - Ảnh: TRUNG TÂN

Lúc bị tuyên án, bị dẫn giải đi, ông Thế tiếp tục hét lớn mình bị oan, muốn được điều tra rõ để tìm hung thủ thực sự - Ảnh: TRUNG TÂN

Luật sư Chu Đức Lưu còn cho rằng sáng 25-1-2006, Thế đi ăn sáng với bạn thì bị công an bắt, đưa đi. "Cơ quan tố tụng lại công bố Thế đầu thú và có bản tự nhận tội. Không chỉ vậy, bản nhận tội viết ngày 26-1-2006, Thế khai là do bị bỏ đói, không cho uống nước và đánh đập suốt ngày, đêm hôm trước", ông nêu vụ việc.

Đối với việc bà Lê Thị Loan (cùng thôn với nạn nhân) khai trèo lên cây cà phê cách nơi Hồng bị giết 6-7 cây (khoảng 20m - PV) và trực tiếp thấy sự việc, ông Lưu nói cũng rất mơ hồ. "Tôi đã đến hiện trường và từ các bản ảnh hiện trường thời điểm xảy ra vụ án có thể khẳng định bà Loan không thể nhìn thấy diễn biến vụ giết người. Lúc này cây cà phê đã tốt, cây cao, lá giáp tán nên với khoảng cách như vậy không thể nhìn thấy gì.

Khi thực nghiệm hiện trường, bà Loan cũng không nhớ vị trí mình đứng, không nhìn thấy được diễn biến như đã khai. Tức là bà Loan không có mặt lúc vụ án xảy ra", ông Lưu khẳng định.

Từ căn cứ của mình, ông Lưu và luật sư đồng nghiệp đề nghị hội đồng xét xử tuyên bị cáo vô tội và trả tự do tại tòa.

Nói về việc này, kiểm sát viên Lê Thị Ngọc Dung, Viện KSND tối cao, lại cho rằng thư tố cáo của bà Loan gửi ngày 23-1-2006, trước thời điểm Thế bị bắt, nhận tội. Đây là sự thật khách quan khẳng định không có sự tác động của bất cứ cơ quan tố tụng nào. 

Bị cáo, luật sư nói hai nhà mâu thuẫn nên bà Loan tố cáo, nhưng ngày con gái đậu cao đẳng, bà Loan mời liên hoan thì Thế vẫn đến chung vui.

Việc bà Loan mãi đến 18 tháng sau mới lộ diện, đi thực nghiệm hiện trường và mới đây nhất vào năm 2022 thực nghiệm lại không nhớ vị trí chính xác cây cà phê nào là có thể chấp nhận, vì thời gian quá lâu. 

"Tuy nhiên có đủ căn cứ để khẳng định bị cáo không oan sai. Việc bị cáo nại ra các lý do có chứng cứ ngoại phạm, bị điều tra viên đánh đập chỉ để chối tội", bà Dung nói.

Không được dự tòa, ông Tưởng Thế Vinh (em trai bị cáo Thế) đề nghị hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xem xét đầy đủ để không gây oan sai cho anh mình - Ảnh: TRUNG TÂN

Không được dự tòa, ông Tưởng Thế Vinh (em trai bị cáo Thế) đề nghị hội đồng xét xử cấp phúc thẩm xem xét đầy đủ để không gây oan sai cho anh mình - Ảnh: TRUNG TÂN

Tuyên án chung thân bị cáo 17 năm kêu oan

Hội đồng xét xử TAND tỉnh Đắk Lắk cho rằng bị cáo khai từ khoảng 13h30 đến 16h chiều 18-1-2006, mình ngủ ở nhà ông Cát rồi dậy đi tắm. Tuy nhiên, từ 14h-14h30 chiều 18-1-2006, không có nhân chứng nào xác định được việc này. Đây cũng là thời gian nạn nhân Hồng bị giết.

Việc bị cáo nói mình bị ép cung cũng không có căn cứ vì nhiều lời khai đều do Thế tự viết. Khi thực nghiệm điều tra, Thế làm đúng các hành vi mình gây ra.

"Chỉ vì sợ Hồng mách cha mẹ việc mình ăn trộm mà Thế nhẫn tâm ra tay sát hại nạn nhân. Khi bóp cổ cháu Hồng, thấy nạn nhân còn cựa quậy đã lấy đá đánh đến chết thể hiện ý thức giết người đến cùng", chủ tọa Nguyễn Tấn Đức tuyên án.

Vì vậy, Hội đồng xét xử tuyên phạt Tưởng Thanh Thế chung thân tội giết người theo điểm c, n điều 93 Bộ luật Hình sự. Do bị hại không yêu cầu bồi thường dân sự nên tòa không xem xét.

Bị cáo 17 năm kêu oan vụ cô bé chết trong rẫy vắngBị cáo 17 năm kêu oan vụ cô bé chết trong rẫy vắng

Cho rằng có dấu hiệu bức cung, nhục hình, vi phạm về tố tụng nên TAND tối cao đã hủy cả hai bản án sơ và phúc thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại vụ bị án kêu oan suốt 17 năm.

Xem thêm: mth.65492757131703202-naht-gnuhc-ut-na-neyut-aot-od-ut-art-ihgn-ed-us-taul-man-71-nao-uek-uv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ kêu oan 17 năm: Luật sư đề nghị trả tự do, tòa tuyên án tù chung thân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools