vĐồng tin tức tài chính 365

Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng

2022-08-09 07:13
Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng - Ảnh 1.

Từ ngày 15-5 đến 27-6, dịch vụ công cấp hộ chiếu online tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội và Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã tiếp nhận 1.272 hồ sơ. Trong ảnh là buổi làm thủ tục cấp hộ chiếu tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về dữ liệu dân cư

Ngày 9-8, hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia 2022 - 2025, tầm nhìn 2030 (Đề án 06) được tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện đã hoàn thành 22/25 dịch vụ công thiết yếu theo đề án. Với 11 dịch vụ công do Bộ Công an chủ trì, đã hoàn thành 9/11 dịch vụ công mức độ 4. Về triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực cư trú, tổng yêu cầu của công dân là 954.644 hồ sơ, đã tiếp nhận 881.803 hồ sơ, đã trả kết quả 865.850 hồ sơ (tỉ lệ giải quyết 90,6%).

Đối với dịch vụ công đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia, từ ngày 4-5 đến 23-5 đã có trên 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi thành công. Từ ngày 15-5 đến 27-6, dịch vụ công cấp hộ chiếu online tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội và Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã tiếp nhận 1.272 hồ sơ.

Bộ Công an cho hay hiện còn gặp phải một số khó khăn như việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương còn chậm do nhiều hệ thống kỹ thuật của các bộ, ngành, địa phương được đầu tư thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm an ninh, an toàn khi kết nối...

Lộ dữ liệu cá nhân phổ biến trên không gian mạng

Báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội chuẩn bị cho phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết tình trạng lộ dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân hiện đang diễn ra phổ biến, công khai, với dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý. Xuất hiện một số công ty được thành lập mới, đầu tư xây dựng, vận hành các hệ thống kỹ thuật chuyên thu thập trái phép dữ liệu cá nhân để kinh doanh thu lợi nhuận; xây dựng các phần mềm chuyên thu thập thông tin cá nhân…

Trong 2 năm 2019 - 2020, bộ đã phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý.

Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm như thông tin về các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc đã sử dụng dịch vụ của một số đơn vị, ngân hàng; thông tin khách hàng tại các dự án bất động sản trên toàn quốc; thông tin của khách hàng VIP, khách hàng đầu tư tài chính, chứng khoán…

Sẽ phải kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Dự thảo do Bộ Nội vụ xây dựng, cho biết Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Trước ngày 30-1 hằng năm, Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch tổ chức kiểm định, số lần tổ chức kiểm định trong năm, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm định, công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng - Ảnh 2.

Cán bộ công chức TP Thủ Đức giải quyết hồ sơ nhà đất cho người dân - Ảnh: TỰ TRUNG

Hình thức kiểm định công chức là thi trắc nghiệm trên máy tính. Nội dung gồm: Hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức; kiến thức văn hóa, lịch sử, đạo đức công vụ, năng lực tư duy, nhận thức, khoa học, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh.

Người thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên thời gian làm bài kiểm định 120 phút, số lượng câu hỏi không quá 100. Thi tuyển vị trí việc làm yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng thời gian kiểm định 100 phút, số câu hỏi không quá 80. Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng. 

Thí sinh trả lời đúng từ 60% số câu hỏi trở lên được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Trả lời đúng từ 90% số câu hỏi trở lên đạt loại xuất sắc; Loại giỏi là trả lời đúng từ 80% đến dưới 90% số câu hỏi; Loại khá: Trả lời đúng từ 70% đến dưới 80% số câu hỏi; Đạt yêu cầu: Trả lời đúng từ 60% đến dưới 70% số câu hỏi.

Đơn giá xây dựng thực tế gấp đôi quy định nhà nước

Trong hơn một tháng qua, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã 2 lần gửi công văn, thư ngỏ kêu cứu tới Thủ tướng. Mới nhất, VACC cho biết trong 6 tháng đầu năm, phần lớn các doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu xây dựng chỉ đạt 20-40% kế hoạch sản xuất năm. Nguyên nhân do tình trạng giá cả vật liệu tăng quá cao.

Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng - Ảnh 3.

Giá vật liệu tăng cao khiến doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu chỉ đạt 20-40% kế hoạch sản xuất năm

Giá thép tính từ đầu năm 2021 đến nay đã tăng từ 20-60%, hiện "dịu" xuống ở mức 20%. VACC cho biết tất cả các loại vật liệu đều tăng từ 18-30%.

Tổng công ty Vinaconex, nhà thầu thi công dự án cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, ngay khi bắt đầu triển khai thi công đã lỗ khoảng 46% so với giá ký kết hợp đồng. Rất nhiều nhà thầu xây dựng đang gặp khó khăn do thủ tục thanh quyết toán các dự án quá phức tạp, hầu hết nhà thầu bị đọng vốn từ 20-25% giá trị công trình.

Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) cũng báo cáo Thủ tướng bất cập về đơn giá. Thi công cọc khoan nhồi, giá ca máy do Nhà nước ban hành khoảng 13 triệu đồng/ca nhưng giá thuê thực tế tại công trường đã tăng lên 33 triệu đồng/ca.

Giá nhân công Nhà nước quy định khoảng 225.000 đồng/ngày cho bậc thợ 3,5 thì giá thuê tại công trình hiện nay khoảng 500.000 - 650.000 đồng/ngày. Để giải quyết khó khăn, Thủ tướng đang giao 6 bộ, ngành nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội, báo cáo Thủ tướng để có giải pháp kịp thời.

Chính phủ báo cáo chi 1.155 tỉ đồng hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký nghị quyết, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, như đề nghị của Bộ Lao động - thương binh và xã hội.

Bộ này và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.

Trước đó, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ khoảng 1.155 tỉ đồng, cho 414.000 người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị theo đúng thời hạn (chậm nhất ngày 20-12-2021).

Nguyên nhân là hồ sơ nộp vào hạn chót, quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của nhiều người phức tạp, xác minh thêm nhân thân người nộp… Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 8-8.

Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng - Ảnh 4.
Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng - Ảnh 5.
Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng - Ảnh 6.
Tin sáng 8-8: Giá xăng có thể giảm tiếp; Giải ngân đầu tư công nhiều tỉnh vẫn thấpTin sáng 8-8: Giá xăng có thể giảm tiếp; Giải ngân đầu tư công nhiều tỉnh vẫn thấp

TTO - Giá xăng có khả năng giảm lần thứ 5 liên tiếp; Giải ngân đầu tư công của nhiều tỉnh còn thấp; Hà Nội và TP.HCM tiếp tục bị 'nhắc' tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi... là những tin đáng chú ý sáng nay.

Xem thêm: mth.22694212280802202-gnout-uht-nel-uuc-uek-uaht-ahn-ioh-peih-gnam-nert-ol-nahn-ac-ueil-ud-bg-003-1-8-9-gnas-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin sáng 9-8: 1.300 GB dữ liệu cá nhân lộ trên mạng; Hiệp hội nhà thầu kêu cứu lên Thủ tướng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools