vĐồng tin tức tài chính 365

Cao tốc - những con đường phát triển - Kỳ 6: Những cạm bẫy vô hình bên đường cao tốc Nam Mỹ

2022-08-26 09:54
Cao tốc - những con đường phát triển - Kỳ 6: Những cạm bẫy vô hình bên đường cao tốc Nam Mỹ - Ảnh 1.

Từ tháng 2-2019, hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát Peru tham gia chiến dịch Mercurio càn quét nạn đào vàng trái phép ở La Pampa - Ảnh: AP

11 năm sau, thương mại vẫn chưa cất cánh trong khi nhiều hoạt động bất hợp pháp đã xảy ra bên đường cao tốc này.

Có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt các tác động tiêu cực của đường cao tốc bằng giải pháp quy hoạch thích hợp, tránh các khu vực nhạy cảm và giám sát tác động tiêu cực của chúng.

TS FARAH CARRASCO RUEDA

Đồng tiền nhơ bẩn

Giữa những năm 1960 tại Peru, Tổng thống Fernando Belaúnde Terry đã đề ra chương trình "chinh phục, chiếm lĩnh và khai thác vùng Amazon". Chương trình dự kiến xây dựng một con đường kết nối Puerto Maldonado (thủ phủ tỉnh Madre de Dios) với vùng cao nguyên. 

Gần một thập niên sau, hai nước Peru và Brazil đã ký thỏa thuận xây dựng đường cao tốc liên biển nhằm nối liền Thái Bình Dương (Peru) với Đại Tây Dương (Brazil). Năm đoạn trên đường cao tốc bên Peru sẽ kết nối với mạng lưới đường cao tốc BR317 và BR364 bên Brazil.

Mục tiêu xây dựng đường cao tốc liên biển phía Nam dài 2.603km nhằm thúc đẩy phát triển thương mại giữa Peru và Brazil và thu hút du khách Brazil nhiều hơn. 

Mục tiêu này vốn đã được Tổng thống Alejandro Toledo đề ra khi quá trình thi công bắt đầu vào năm 2006 và sau đó đã được Tổng thống kế nhiệm Alan García kế thừa. Song đến nay, các mục tiêu còn quá xa vời. 

Theo Hiệp hội ngoại thương CómexPeru, trong năm năm đầu tiên sau khi đường cao tốc hoạt động, kim ngạch thương mại với Brazil chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch Peru. Trong khi đó, Madre de Dios cũng chỉ là một nơi đi qua của du khách Brazil mà thôi.

Theo trang web Diálogo Chino (trụ sở ở London, Anh), chi phí xây dựng đường cao tốc liên biển phía Nam gần 2 tỉ USD, tăng hơn 1,2 tỉ USD so với kế hoạch ban đầu. Ngay từ đầu dự án đã có nhiều yếu tố bất thường. 

Đầu tiên là dự án không thông qua hệ thống đầu tư công quốc gia (SNIP) của Peru, cơ quan hành chính phụ trách kiểm tra và chứng nhận các dự án công. Kế đến các hợp đồng được sửa đổi liên tục với mức định giá xây dựng các đoạn 2, 3 và 4 quá cao.

Tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil (nay là Novonor) đảm nhận xây dựng hai đoạn 2 và 3 cùng với các công ty Graña y Montero, JJ Camet và Ingenieros Civiles y Contratistas (ICC) của Peru. Đoạn 4 do Tập đoàn Intersur gồm các công ty Andrade Gutierrez, Camargo Corrêa và Queiroz Galvao của Brazil xây dựng.

Từ tháng 3-2014, Cơ quan cảnh sát liên bang Brazil đã mở chiến dịch điều tra tham nhũng mang tên Car Wash (Lava Jato). Đây là cuộc điều tra tham nhũng được xem là lớn nhất lịch sử Brazil đồng thời có ảnh hưởng trên toàn khu vực Mỹ Latin. 

Chiến dịch điều tra đã phanh phui nhiều vụ hối lộ để có được hợp đồng, trong đó có một số vụ liên quan đến đường cao tốc liên biển phía Nam.

Tập đoàn Odebrecht thừa nhận đã chi 800 triệu USD tiền lót tay để có được các hợp đồng xây dựng, trong đó bao gồm đường cao tốc liên biển phía Nam. Một số vụ có dính dáng đến ba cựu tổng thống Peru. 

Alejandro Toledo (tổng thống năm 2001-2006) bị điều tra với cáo buộc nhận 20 triệu USD để giao công trình cho Tập đoàn Odebrecht. Alan García (tổng thống năm 1985-1990 và 2006-2011) đã tự sát vào năm 2019 vào lúc có nguy cơ bị bắt vì phê duyệt hợp đồng hai đoạn 2 và 3 cho Tập đoàn Odebrecht. 

Pedro Pablo Kuczynski (tổng thống năm 2016-2018) - nguyên bộ trưởng kinh tế dưới thời tổng thống Toledo - đã bị quản thúc ba năm vì dính líu đến vụ bê bối Odebrecht.

Cao tốc - những con đường phát triển - Kỳ 6: Những cạm bẫy vô hình bên đường cao tốc Nam Mỹ - Ảnh 3.

Một đoạn cao tốc liên biển chạy ngoằn ngoèo giữa Cuzco-Abancay (Peru) - Ảnh: iirsasur.com.pe

Khai thác mỏ trái phép và phá rừng quy mô lớn

Cho đến năm 2020, bà Liz Ruiz thuộc bộ tộc Harakmbut là trưởng bản Arazaire tọa lạc ở km 162 trên đường cao tốc liên biển phía Nam thuộc địa phận tỉnh Madre de Dios. 

Lần cuối cùng bà nhìn thấy nước sông Inambari trong xanh và cá bơi là cách đây 15 năm. Bây giờ dòng sông đã bị ô nhiễm thủy ngân từ các điểm khai thác vàng trái phép gần đó.

Cư dân Harakmbut kể nhiều người di cư từ cao nguyên và miền bắc Peru theo đường cao tốc đến gần cộng đồng bản địa Arazaire để khai thác vàng rồi dần dà họ lập làng riêng. 

Nhiều trường hợp đến thuê lại các địa điểm khai thác được nhà nước cấp phép. Diện tích Arazaire ban đầu khoảng 658ha nay bị xâm lấn chỉ còn dưới 500ha.

Ông Julio Cusurichi phụ trách Liên đoàn Người bản địa sông Madre de Dios (FENEMAD gồm 37 cộng đồng bản địa) khẳng định đường cao tốc liên biển phía Nam là yếu tố quyết định dẫn đến tình trạng người nhập cư khai thác vàng lậu xâm lấn đất đai. 

Đường cao tốc thúc đẩy thay đổi cách thức sử dụng đất vì đã mở lối đi vào các khu vực không thể tiếp cận trước đây. Rừng đã bị tàn phá để làm đồng cỏ và nông nghiệp.

Đường cao tốc chạy qua hàng trăm kilômet rừng, một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất Peru. Trên trang web của Viện nghiên cứu đa dạng sinh học thuộc Đại học Florida (Mỹ), TS sinh học Farah Carrasco Rueda kể trong sáu tháng nghiên cứu ở Peru, ông đã tận mắt nhìn thấy nhiều động vật hoang dã va phải ôtô trên đường cao tốc và nhìn thấy một số loài mới.

Các chuyên gia đánh giá sai sót trong xây dựng đường cao tốc liên biển phía Nam bắt nguồn từ khâu quy hoạch. 

Nhà nghiên cứu Luis Hallazi thuộc Viện Công ích chung ở Peru (Instituto del Bien Común) nhận xét dự án không đánh giá tác động môi trường toàn diện và thậm chí nghiên cứu rất hời hợt đối với vùng Amazon, từ đó dẫn đến hậu quả gián tiếp khó lường như phá rừng và khai thác vàng trái phép.

Nhà sinh vật học Juan Loja - giám đốc Hiệp hội Bảo tồn lưu vực sông Amazon (ACCA) tại khu vực Madre de Dios - lưu ý cơn sốt vàng bắt đầu bùng phát trong khu vực vào năm 2009 khi một số đoạn cao tốc hoàn thành. 

Nhiều khu vực trước đây khó tiếp cận chẳng bao lâu đã trở thành tụ điểm khai thác mỏ khổng lồ như La Pampa nằm trong vùng đệm khu bảo tồn quốc gia Tambopata.

Đường cao tốc kết nối nhiều khu vực đông nam Amazon xích lại gần nhau hơn. Vào mùa mưa, nông dân từ các vùng xa xôi nhất của tỉnh Madre de Dios thường mất 15 ngày để đến các tỉnh lân cận. 

Từ khi có đường cao tốc, hành trình tương tự chỉ mất khoảng 10 tiếng. Giá thực phẩm và vật liệu xây dựng đã giảm vì giờ đây dễ mua hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều cộng đồng sống quanh đường cao tốc, các tác động về môi trường và xã hội của đường cao tốc vẫn được ưu tiên nhiều hơn bất kỳ lợi ích nào mà con đường mang lại.

Theo báo cáo của Cơ quan Giám sát dự án khu vực Amazon vùng núi Andes (MAAP), trước khi Peru mở chiến dịch Mercurio tấn công các mỏ trái phép từ tháng 2-2009, mỗi tháng có 173ha rừng ở La Pampa bị tàn phá.

Nhà sinh vật học Juan Loja ước tính nạn khai thác vàng trái phép ở La Pampa đã làm suy thoái 35.000ha rừng. Bộ Môi trường Peru ghi nhận từ năm 2001-2020 đã có 254.153ha rừng bị mất ở tỉnh Madre de Dios.

--------------------
Một con đường cao tốc dài hơn 400km phải mất 55 năm thi công mới hoàn thành đúng nghĩa. Các băng nhóm mafia đã thao túng quá trình thi công.

Kỳ tới: 55 năm mới xong một con đường

Cao tốc - những con đường phát triển - Kỳ 5: Canada đền bù giải tỏa như thế nào?Cao tốc - những con đường phát triển - Kỳ 5: Canada đền bù giải tỏa như thế nào?

TTO - Đầu tháng 3-2022, tòa án cấp cao tỉnh bang British Columbia (Canada) công bố phán quyết yêu cầu chính quyền quận North Vancouver phải bồi thường thêm 900.000 đôla Canada (CAD) cộng với tiền lãi cho bà Juanna Hanlon.

Xem thêm: mth.23984709062802202-ym-man-cot-oac-gnoud-neb-hnih-ov-yab-mac-gnuhn-6-yk-neirt-tahp-gnoud-noc-gnuhn-cot-oac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cao tốc - những con đường phát triển - Kỳ 6: Những cạm bẫy vô hình bên đường cao tốc Nam Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools