vĐồng tin tức tài chính 365

Đổi mới chương trình giáo dục: Lùi 2 năm vẫn loay hoay, chưa chuẩn bị kỹ

2023-08-02 16:01
Học sinh tiểu học ở Bắc Giang được học chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Ảnh: VĨNH HÀ

Học sinh tiểu học ở Bắc Giang được học chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Ảnh: VĨNH HÀ

Lùi 2 năm vẫn loay hoay

Ngày 2-8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hội nghị góp ý về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa phổ thông.

Trao đổi tại hội nghị trên, bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước, cho rằng khó khăn, lúng túng khi triển khai xuất phát từ việc chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đồng bộ các điều kiện cần thiết.

Theo bà Doan, ở lần đổi mới này, điểm cốt lõi là chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học. Vai trò của người thầy rất quan trọng và quan trọng hơn cả là người thầy phải thực sự đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Nhưng vì sự chuẩn bị chưa tốt nên việc này gặp khó khăn.

Cùng có ý kiến với bà Doan, một số chuyên gia giáo dục cũng nhắc đến vai trò người thầy để cho rằng ta đã thiếu sự chuẩn bị cả về số lượng, năng lực và tâm thế của nhà giáo. Một minh chứng là cho tới thời điểm này chưa có giáo viên được đào tạo dạy môn tích hợp (khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý). Việc bố trí giáo viên đơn môn để dạy môn tích hợp nảy sinh nhiều bất cập.

Trước đó, trong báo cáo tổng hợp tình hình nhân dân về đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nêu các nội dung là điều kiện đảm bảo để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhiều ý kiến đề cập đến việc thiếu giáo viên biên chế ở các cấp. Trong đó có việc thiếu giáo viên ở một số môn học mới, chưa có giáo viên được đào tạo để dạy các môn tích hợp. Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên còn chưa đảm bảo chất lượng. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã có sự quan tâm nhưng chưa đáp ứng với tình hình hiện nay.

Theo báo cáo tổng hợp, có những ý kiến cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nặng so với Chương trình 2006, một số giáo viên vẫn chưa thay đổi được thói quen truyền thụ kiến thức đơn thuần nên chưa tạo ra được những giờ học hiệu quả. 

Một số chương trình môn học chậm ban hành. Cho tới thời điểm hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa công bố phương thức thi tốt nghiệp THPT mới nên thiếu cơ sở cho học sinh THPT định hướng trong việc lựa chọn nhóm môn học phù hợp theo định hướng nghề nghiệp tương lai…

Bà Doan đề nghị cần phải nghiên cứu một chiến lược bài bản về đội ngũ giáo viên. Cần phải có tổng kết hay sơ kết giai đoạn đã thực hiện để rà soát là các điều kiện còn thiếu để đảm bảo thực hiện mục tiêu đổi mới và có đầu tư hợp lý. Những bất cập nảy sinh trong quá trình triển khai phải được khắc phục, điều chỉnh.

Tranh cãi sách giáo khoa: Điểm cốt yếu là chưa thoát khỏi quan niệm cũ

Cũng như một số chuyên gia khác, bà Nguyễn Thị Doan bày tỏ băn khoăn khi thực tế hiện nay quyền chọn sách giáo khoa không phải giáo viên, học sinh, phụ huynh mà do một hội đồng cấp tỉnh. Khá nhiều bất cập đang nảy sinh khi triển khai "nhiều bộ sách giáo khoa".

Một thực tế đang tồn tại là mặc dù chương trình giáo dục phổ thông mới xác định việc dạy học, căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình, nhưng ở các nhà trường vẫn chưa thoát được tư duy dạy học bám theo sách giáo khoa. Trong bối cảnh có nhiều bộ sách đồng thời được sử dụng, học sinh chuyển trường, chuyển lớp thì phải mua sách mới, không học được sách cũ.

Tại hội nghị, một số chuyên gia cho rằng sách giáo khoa nước ngoài có cuốn đến vài trăm trang, rất nhiều nội dung chuyên sâu. Nhưng cách dùng sách giáo khoa ở nước ngoài rất khác Việt Nam. Sách nằm trong thư viện, tủ sách dùng chung để giáo viên và học sinh sử dụng khi cần tùy theo tiết học, môn học và nó chỉ là tài liệu tham khảo, không phải nội dung bắt buộc phải học đủ, học hết như ở ta hiện nay. 

Quan niệm dùng sách giáo khoa kéo theo việc áp dụng máy móc đẩy việc biên soạn sách giáo khoa vào tình thế bị soi mói, hợp với nơi này, không hợp với nơi kia.

Ôn Trần Kiều, chủ tịch hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cho rằng đã đến lúc không nên để lởn vởn trong đầu về việc sách giáo khoa như "pháp lệnh" bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ mà xem nó như một tài liệu dạy học.

Theo bà Nguyễn Thị Doan, thực hiện xã hội hóa trong biên soạn sách giáo khoa không có nghĩa là buông hoàn toàn cho các tổ chức, cá nhân, mà cần xác định rõ vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ, định hướng. 

Đơn cử như việc giá sách, các đơn vị xuất bản cần có lợi nhuận nhưng lợi nhuận ở mức nào để đảm bảo chất lượng và khả năng chi trả của người dân. Và nếu các sách giáo khoa giống nhau đến 99% như nhiều ý kiến phản ảnh thì không nên có nhiều bộ sách giáo khoa.

Nên hay không nên Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa?Nên hay không nên Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa?

Đây là vấn đề được nêu ra tại cuộc làm việc của đoàn giám sát Quốc hội về thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông với Chính phủ chiều 27-7.

Xem thêm: mth.94230509020803202-yk-ib-nauhc-auhc-yaoh-yaol-nav-man-2-iul-cud-oaig-hnirt-gnouhc-iom-iod/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đổi mới chương trình giáo dục: Lùi 2 năm vẫn loay hoay, chưa chuẩn bị kỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools