vĐồng tin tức tài chính 365

Nga cảnh báo nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu

2022-09-05 10:11

G7 nhất trí áp trần giá dầu Nga

Cuối tuần qua, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7- gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Italy) đã thống nhất áp giá trần đối với dầu thô và sản phẩm dầu mỏ có xuất xứ từ Nga. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự quan tâm của thị trường hàng hóa toàn cầu.

Theo tuyên bố chung của các Bộ trưởng tài chính G7, mức giá trần ban đầu sẽ dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và sẽ thường xuyên được điều chỉnh khi cần thiết. Tuy nhiên, tuyên bố không tiết lộ mức giá cụ thể là bao nhiêu. Việc cung cấp các dịch vụ vận tải biển, gồm bảo hiểm và tài chính, sẽ chỉ được thực hiện nếu dầu mỏ của Nga được mua "bằng hoặc thấp hơn giá trần".

"Nga đã hưởng lợi về kinh tế từ sự bất ổn trên thị trường năng lượng do xung đột gây ra, cũng như đang thu được lợi nhuận lớn từ xuất khẩu dầu. Chúng tôi muốn ngăn điều đó một cách dứt khoát", ông Christian Lindner, Bộ trưởng Tài chính Đức, nhấn mạnh.

Nga cảnh báo nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Ảnh 1.

Nga tuyên bố sẽ ngừng cung cấp dầu và các sản phẩm từ dầu đối với các quốc gia áp giá trần lên năng lượng Nga. (Ảnh: TASS)

"Việc áp giá trần lên dầu mỏ của Nga gửi đi 2 thông điệp quan trọng. Thứ nhất, Moscow không thể được hưởng lợi từ giá dầu cao hiện nay. Thứ hai, đây là biện pháp cần thiết để bảo vệ Vương quốc Anh trước những cú sốc giá dầu trong năm 2023 và xa hơn", ông Nadhim Zahawi, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh, nói.

"Động thái áp giá trần với dầu mỏ từ Nga sẽ giúp duy trì nguồn cung dầu đáng tin cậy cho thị trường toàn cầu và gây áp lực giảm giá năng lượng đối với người dân ở Mỹ, ở Anh và trên toàn thế giới", bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, nhận định.

Nga cảnh báo đáp trả kế hoạch áp trần giá dầu thô

Hiện nhiều nguồn tin cho biết, mỗi nước G7 sẽ hoàn thiện chi tiết biện pháp cấm vận theo quy trình của riêng họ nhằm triển khai lệnh cấm này bắt đầu từ tháng 12 tới. Đây cũng là thời điểm lệnh cấm nhập khẩu dầu của Liên minh châu Âu EU có hiệu lực. Ngay lập tức, phía Nga đã có tuyên bố đáp trả động thái này.

Theo Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexander Novak, kế hoạch áp đặt giới hạn giá dầu Nga của nhóm G7 là hoàn toàn vô lý và những nỗ lực can thiệp vào cơ chế thị trường của một ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ sẽ dẫn đến sự mất ổn định, đe dọa thị trường dầu mỏ và có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng toàn cầu.

Ông Novak khẳng định, Nga không hợp tác với điều khoản phi thị trường và sẽ ngừng cung cấp dầu và các sản phẩm từ dầu đối với các quốc gia áp giá trần lên năng lượng Nga.

Hiện các nhà sản xuất dầu của Nga đang chuẩn bị cho lệnh cấm vận dầu mỏ sắp tới của EU dự kiến có hiệu lực vào tháng 12, nhưng họ vẫn có kế hoạch duy trì mức sản lượng hiện tại.

Ở thời điểm này, Nga đang bơm nhiều dầu nhất có thể trong khả năng sản xuất và bán ra của mình và sản lượng có thể được nâng lên theo nhu cầu của thị trường. Hiện doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ hiện ở mức khoảng 20 tỷ USD mỗi tháng.

Trên thực tế, kể từ Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra hồi tháng 5/2022, 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới đã nhất trí giảm dần và tiến tới cấm nhập khẩu dầu của Nga đến cuối năm nay. Như vậy đồng nghĩa nếu áp giá trần lên dầu của Nga thì cũng chỉ ở trong 7 nước này với Nga. Vì vậy G7 đã và đang tìm cách thành lập một "liên minh rộng lớn" ủng hộ áp giá trần để tối đa hóa hiệu quả của biện pháp này.

Nếu vậy, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những cái tên rất quan trọng trong liên minh này. Bởi đây chính là những khách hàng mua dầu giá rẻ lớn nhất của Nga hiện nay. Đây là bài toán then chốt cần giải, nhưng sẽ rất khó để thuyết phục họ ở thời điểm này.

Nhờ mức giả rẻ, thậm chí có thể chiết khấu lên tới 30% trên mỗi thùng dầu, Ấn Độ - 1 quốc gia trước xung đột tại Ukraine nổ ra hồi tháng 2 vừa qua chỉ nhập một lượng rất nhỏ dầu Nga giờ nhập tới 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giúp giảm áp lực giá năng lượng cao kỷ lục.

Còn Trung Quốc, Nga đang là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho nước này, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021.

Hôm nay (5/9), Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đối tác (OPEC+) sẽ nhóm họp về sản lượng. Nga cũng là một đối tác rất lớn trong nhóm này.

Nếu bị áp giá trần với dầu mỏ, Moscow có thể sẽ từ chối mọi sự ràng buộc trên thị trường năng lượng quốc tế. Hệ quả là thế giới sẽ hình thành 2 thị trường dầu, một thị trường vẫn được định giá dựa trên các mức tiêu chuẩn quen thuộc như giá dầu Brent hay WTI và một thị trường tràn ngập dầu giá rẻ của Nga. Rõ ràng đây là điều mà các ông hoàng Arab không hề muốn.

Tyu nhiên ở chiều ngược lại, Nga vẫn đang ở trong các thỏa thuận của OPEC+ nên bất cứ bước đi nào làm đảo lộn giá dầu cũng sẽ phải được Moscow tính toán kỹ.

Bất chấp các lệnh trừng phạt và cam kết ngừng mua dầu thô của Nga, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Nga trong tháng 8 vẫn tiếp tục vượt mọi dự báo. Điều này cho thấy để thành lập một liên minh áp giá trần sẽ không thể thực hiện một sớm một chiều. Hiện mọi thứ vẫn đang chỉ là phác thảo trên giấy.

Cơ chế áp trần giá dầu Nga nhập khẩu của G7 có thể phản tác dụngCơ chế áp trần giá dầu Nga nhập khẩu của G7 có thể phản tác dụng

VTV.vn - Chuyên gia đánh giá động thái G7 áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nguồn cung toàn cầu và thúc đẩy một đợt tăng giá mới của “vàng đen".


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.1895158050902202-uac-naot-gnoul-gnan-gnaoh-gnuhk-oc-yugn-oab-hnac-agn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nga cảnh báo nguy cơ khủng hoảng năng lượng toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools