vĐồng tin tức tài chính 365

'Sức mạnh Siberia 2' và rào cản ở châu Á

2022-09-19 09:21
Sức mạnh Siberia 2 và rào cản ở châu Á - Ảnh 1.

Vị trí đường ống khí đốt Power of Siberia 2 - Nguồn: Đài CNBC - Dữ liệu: NGUYÊN HẠNH - Đồ họa: N.KH.

Ngày 16-9, Nga thông báo thay thế đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu Nord Stream 2 bằng đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) tới Trung Quốc.

Hướng đến Trung Quốc

Tin tức về dự án đường ống Power of Siberia 2 do Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak công bố được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu, trong bối cảnh lục địa già đang chấp nhận chịu đau kinh tế để "cai" khí đốt và năng lượng từ Nga.

Theo tờ Asia Times, Power of Siberia 2 dự kiến đưa 50 tỉ mét khối khí đốt từ Nga sang Trung Quốc thông qua Mông Cổ. 

Sau cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Uzbekistan mới đây, Tổng thống Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh nhất trí cùng chủ động xúc tiến việc thi công phần đường ống khí đốt Nga - Trung tại Mông Cổ, tức Power of Siberia 2.

Nga đã đề xuất ý tưởng về đường ống này từ nhiều năm trước, nhưng kế hoạch ấy chỉ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây. Matxcơva kỳ vọng Trung Quốc có thể thay thế châu Âu, trở thành khách hàng khí đốt chính của mình. 

Song giới chuyên gia cho rằng các cuộc đàm phán sẽ không hề dễ dàng vì Bắc Kinh dự kiến không cần thêm nguồn cung khí đốt cho đến sau năm 2030.

Trả lời Asia Times, ông Victor Ng Ming-tak, một cựu nhân viên ngân hàng kiêm giáo sư trợ giảng tại Hong Kong, nhận định Trung Quốc khó lòng công khai hỗ trợ Nga trong cuộc khủng hoảng hiện nay bởi hành động như vậy có thể buộc Bắc Kinh đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây.

Theo ông Victor, điều Trung Quốc hiện có thể giúp Matxcơva là mua năng lượng và bán thêm hàng hóa cho Nga bởi vì nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn cần hợp tác thương mại với phương Tây.

Trong khi đó, một chuyên gia trong ngành tại Bắc Kinh nói với Hãng tin Reuters rằng "cơ bản có rất ít sự ủng hộ dành cho việc hiện thực hóa Power of Siberia 2 trước năm 2030, bởi Trung Quốc đã đảm bảo đủ nguồn cung cho tới thời điểm đó".

"Đây sẽ là cuộc đàm phán đặc biệt phức tạp, có thể kéo dài nhiều năm vì mang theo quá nhiều rủi ro chính trị, thương mại và tài chính", người này nhấn mạnh.

Châu Á chưa thể thay châu Âu

Bà Monica Hunter-Hart, phóng viên của tờ Nikkei Asia, nhận định các nước châu Á "đang dùng nhiều chiến thuật khác nhau" để cân bằng quan hệ với Nga và phương Tây. Nhưng về cơ bản, các nước đều "không chọn phe".

"Có vẻ như các nước muốn theo cả hai hướng: họ không muốn cô lập Nga và muốn tận dụng nguồn năng lượng giá rẻ, song họ cũng không muốn bị xem là hỗ trợ Nga và muốn duy trì quan hệ tốt với phương Tây", bà Hunter-Hart nói.

Ngoài ra, theo chuyên trang Investment Monitor, việc thay đổi hoàn toàn hệ thống cung ứng dầu mỏ và khí đốt của một quốc gia không phải một việc dễ dàng. Cả hai mặt hàng này đều đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng để vận chuyển từ châu Âu sang châu Á.

Các đường ống của Nga đến châu Á hiện nay không đáp ứng đủ công suất để thay thế sản lượng mà quốc gia này từng bán cho châu Âu trước khi khủng hoảng Ukraine nổ ra. Dù dầu có thể được vận chuyển trên tàu, khí đốt là một thách thức lớn hơn vì phụ thuộc nhiều vào các đường ống dẫn.

Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá là lựa chọn thực tế nhất mà Nga có thể hướng tới. Châu Mỹ Latin quá xa và châu Phi không có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào để tiếp nhận khí đốt từ Nga.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Nga đã bán khoảng 33 tỉ mét khối khí đốt cho châu Á trong năm 2021. Trong đó, 2/3 lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho châu Á là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các điểm đến lớn nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đại lục và Ấn Độ. 

Ngoài ra, một phần nhỏ được đưa đến Bangladesh, Indonesia và Singapore.

Con số này vẫn còn khiêm tốn khi so với khoảng 160 - 200 tỉ mét khối khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu hằng năm trước khi xung đột tại Ukraine bùng nổ. Các đường ống mới của Nga đến châu Á sẽ phải được xây dựng để đáp ứng công suất tương đương với khối lượng dầu và khí đốt từng được bán cho châu Âu.

Bắc Kinh không thiếu nguồn cung

Theo Hãng tin Reuters, Tập đoàn Gazprom của Nga đang cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia đầu tiên theo thỏa thuận trị giá 400 tỉ USD kéo dài 30 năm, bắt đầu từ cuối năm 2019. Dự án này dự kiến cung cấp 16 tỉ mét khối khí cho Trung Quốc trong năm nay.

Vào tháng 2 năm nay, Bắc Kinh cũng đồng ý mua khí đốt từ đảo Sakhalin ở vùng Viễn đông của Nga, nhập 10 tỉ mét khối khí đốt/năm từ năm 2026.

Trong khi đó, Trung Quốc đang đàm phán về một đường ống mới, đó là đường ống dẫn khí đốt Trung Á - Trung Quốc. Đường ống này sẽ cung cấp 25 tỉ mét khối khí đốt hằng năm từ Turkmenistan, thông qua Tajikistan và Kyrgyzstan.

Ngoài khí đốt, Bắc Kinh còn có các hợp đồng dài hạn với Qatar, Mỹ và các tập đoàn dầu khí toàn cầu với tổng khối lượng 42 triệu tấn LNG mỗi năm. Hầu hết các thỏa thuận này sẽ bắt đầu trong vòng 5 năm tới.

Nga bác đề nghị đổi phân bón lấy tù binh của tổng thống UkraineNga bác đề nghị đổi phân bón lấy tù binh của tổng thống Ukraine

TTO - Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết sẽ cho phép Nga vận chuyển amoniac (dùng làm phân bón) qua lãnh thổ Ukraine với điều kiện Nga thả các tù binh Ukraine.

Xem thêm: mth.12113132281902202-a-uahc-o-nac-oar-av-2-airebis-hnam-cus/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Sức mạnh Siberia 2' và rào cản ở châu Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools