Manneken Pis được cho mặc đồ bác sĩ ngày 5-9 - Ảnh: AFP
Bức tượng cậu bé đang đi tè và cũng là một đài phun nước thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch mỗi năm, theo Hãng tin Reuters. Nhiều người bình luận hóm hỉnh có lẽ ít ai đi tè công khai mà nổi tiếng như Manneken Pis.
Để tri ân các bác sĩ và những người đã tham gia chống dịch COVID-19, chính quyền Brussels mặc quần áo bác sĩ cho bức tượng đồng Manneken Pis. Sự nghiêm túc còn được thể hiện qua việc người ta còn mang dép, đeo bảng tên, khẩu trang và mặt nạ chống dịch lỏng cho bức tượng.
Tất cả đều vừa vặn như được đo may riêng. Mặc dù được mặc đồ chỉnh chu, "chú bé" 400 tuổi này vẫn không bỏ được thói quen... đi tè.
Marc Guebel, một thành viên của ban quản lý tượng, chia sẻ: "Đây là lời cảm ơn to lớn đối với tất cả nhân viên bệnh viện, không chỉ bác sĩ và y tá mà còn cả những người dọn dẹp, tất cả các công việc trong bệnh viện. Tất cả họ đã chấp nhận rủi ro để làm những việc lớn lao".
Bỉ hiện là một trong các quốc gia có tỉ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới với hơn 9.900 người chết trong tổng số hơn 87.000 ca nhiễm.
Kể từ khi được dựng vào thế kỷ 17, bức tượng đồng có tên Manneken Pis đặt gần Quảng trường lớn đã trở thành biểu tượng của Brussels.
Thủ đô của Bỉ thường tôn vinh các nhân vật lịch sử nổi tiếng, ngôi sao nhạc pop hay vận động viên bằng cách mặc cho Manneken Pis những bộ trang phục đặc biệt. Các bộ đồ này sau đó được trưng bày trong một bảo tàng gần nơi đặt tượng.
Nhiều người hỏi không lẽ cậu bé cứ "tè theo năm tháng" mãi như thế? Thật ra cũng có vài lần cậu "nghỉ xả hơi" nhưng là do hệ thống dẫn nước có vấn đề. Năm 2010, để kỷ niệm Ngày sữa thế giới, Manneken Pis đã "tè" ra sữa thay vì nước.
Bức tượng Manneken Pis mặc áo dài khăn đóng Việt Nam năm 2012 khiến nhiều người thích thú và tò mò tìm hiểu. Đích thân Đại sứ Việt Nam tại Bỉ khi đó là ông Phạm Sanh Châu đã trao tặng bộ áo dài cho lãnh đạo thành phố - Ảnh chụp màn hình
Có rất nhiều giai thoại thú vị xung quanh bức tượng đồng nổi tiếng này. Một giai thoại kể rằng vào thế kỷ 14, thành phố Brussels bị quân thù bao vây nhưng vẫn kiên cường trụ vững. Bực tức vì sự chống trả này, kẻ thù đã lên kế hoạch chất thuốc nổ xung quanh tường thành.
Một cậu bé tên Julianske đã tình cờ phát hiện âm mưu và lần theo quân địch. Khi mồi lửa được châm, cậu đã tè vào dây nổ đang cháy, nhờ đó cứu được cả thành phố.
Đây có lẽ là giai thoại hợp lý nhất cho sự xuất hiện của Manneken Pis. Một giai thoại khác thì kể lại việc một người mẹ bị lạc con trong lúc mua sắm đã cầu cứu tất cả những người bà gặp tìm giúp. Cả thành phố nhốn nháo đi tìm, cuối cùng họ tìm thấy cậu bé đi lạc đang hồn nhiên đứng tè ở một góc phố.
Để "kỷ niệm" cuộc đi tìm trẻ lạc với kết không ngờ, người Bỉ quyết định dựng một bức tượng ngay góc chú bé lạc mẹ đi tè khi xưa.
Manneken Pis trong trang phục võ sĩ. Năm 2019, theo tính toán của một nhà nghiên cứu độc lập, lượng nước sạch mà chú bé này "tè" ra mỗi ngày đủ cho 10 gia đình sử dụng. Đáp lại lời kêu gọi của người dân, chính quyền thành phố quyết định lắp một hệ thống dẫn nước tuần hoàn mới - Ảnh chụp màn hình
Mặc đồ cho Manneken Pis - Ảnh chụp màn hình
Cho dù được khoác lên mình bộ trang phục nào, từ "ngầu lòi" như bộ Diablada của Nam Mỹ này, tới bộ cánh mát mẻ của nàng tiên cá, Manneken Pis vẫn cứ tè - Ảnh chụp màn hình
Bộ sưu tập các trang phục đặc biệt của Manneken Pis được trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: REUTERS
TTO - Di tích cấp quốc gia lò gốm cổ Gò Sành (lò Cây Quăng và lò Cây Mận) ở thôn Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đang bị xâm lấn, trở thành nơi chăn vịt, chứa củi của người dân.
Xem thêm: mth.54494121160900202-91-divoc-hcid-gnohc-uad-neyut-na-irt-ed-is-cab-od-neid-et-eb-uhc/nv.ertiout