vĐồng tin tức tài chính 365

Bệnh nhân COVID-19 bị choáng là do virus tấn công lên não rồi tự nhân bản

2020-09-10 19:42
Bệnh nhân COVID-19 bị choáng là do virus tấn công lên não rồi tự nhân bản - Ảnh 1.

Nghiên cứu mới phát hiện virus SARS-CoV-2 có khả năng tự nhân bản trong não bộ, gây ra tình trạng thiếu oxy cho các tế bào não - Ảnh: AFP

Không chỉ gây tổn thương cho phổi sau khi xâm lấn cơ quan nội tạng này, virus SARS-CoV-2 có khả năng tấn công trực tiếp não bộ của người mắc bệnh COVID-19 và đây được cho là nguyên nhân một số bệnh nhân COVID-19 bị đau đầu, có cảm giác choáng váng và thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê.

Theo một nghiên cứu công bố ngày 9-9 do nhà nghiên cứu miễn dịch của Trường đại học Yale (Mỹ) Akiko Iwasaki làm chủ nhiệm, virus SARS-CoV-2 có khả năng tự nhân bản trong não bộ và sự hiện diện của nó tại đây gây ra tình trạng thiếu oxy cho các tế bào não. 

Điều này, theo nghiên cứu, lý giải tình trạng đau đầu, choáng váng ở một số bệnh nhân COVID-19, song đến nay chưa có bất cứ bằng chứng xác thực nào.

Để làm rõ những lập luận được đưa ra, ông Iwasaki và các đồng sự đã quyết định tiếp cận vấn đề theo 3 hướng nghiên cứu: cho lây nhiễm virus SARS-CoV-2 với não nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, cho lây nhiễm virus ở chuột thí nghiệm và kiểm tra mô não các ca tử vong do COVID-19. 

Ở hướng nghiên cứu đầu tiên, nhóm đã phát hiện virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm tế bào thần kinh và sau đó xâm chiếm bộ máy điều khiển tế bào thần kinh để virus tự nhân bản. Những tế bào nhiễm virus sau đó tiêu diệt nguồn cung cấp oxy, qua đó dễ dàng giết chết các tế bào bao quanh. 

Một yếu tố gây tranh cãi chính về khả năng virus SARS-CoV-2 trực tiếp xâm nhập não bộ của người mắc COVID-19, đó là não bộ là cơ quan thiếu mật độ protein ACE2 ở mức cao, vốn có vai trò là "vật dẫn" để virus SARS-CoV-2 xâm nhập các tế bào bao quanh tế bào giống như phổi. 

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng cơ quan tế bào não tập trung đủ lượng ACE2 để tạo đường dẫn cho virus SARS-CoV xâm nhập và các protein này đều tồn tại ở các mô não của bệnh nhân tử vong.

Ở hướng nghiên cứu trên chuột nhiễm virus với nhóm 1 có virus ở phổi và nhóm 2 có virus ở não, nhóm nghiên cứu phát hiện nhóm 1 có tổn thương ở phổi, trong khi nhóm 2 giảm dần cân nặng và nhanh chóng tử vong. Thí nghiệm này cho thấy nguy cơ tử vong cao khi virus xâm nhập cơ quan não bộ.

Sau cùng, nhóm nghiên cứu kiểm tra não nộ của 3 bệnh nhân tử vong vì các biến chứng liên quan đến COVID-19, phát hiện virus đều xuất hiện tại não bộ ở cả 3 trường hợp với mức độ khác nhau.

Đánh giá về nghiên cứu trên, chủ tịch khoa thần kinh thuộc Đại học Canlifornia (Mỹ) Andrew Josephson cho rằng nghiên cứu này đáng được chú ý bởi việc phát hiện và làm rõ có hay không mối liên hệ trực tiếp giữa virus SARS-CoV-2 và não bộ là rất quan trọng. Ông cho biết sẽ tiếp tục lưu tâm đến nghiên cứu đến khi nó được đánh giá cụ thể.

Không có gì là bất ngờ nếu virus SARS-CoV-2 có khả năng chọc thủng "hàng phòng ngự" bảo vệ mạch máu não - một cấu trúc bao quanh mạch máu não và sau đó tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập ngoại lai. Virus Zika là ví dụ điển hình có khả năng này và chúng có thể gây tổn thương lớn cho não bộ của thai nhi.

Tuy nhiên, cho đến nay giới y bác sĩ tin rằng những ảnh hưởng về thần kinh ở một nửa số bệnh nhân COVID-19 có thể là do phản ứng miễn dịch bất thường khiến não bộ bị kích thích, hơn là nguyên nhân do virus trực tiếp xâm nhập.

Chưa xác định nguồn lây với du học sinh Hà Nội mắc COVID-19 khi đến PhápChưa xác định nguồn lây với du học sinh Hà Nội mắc COVID-19 khi đến Pháp

TTO - Nữ du học sinh quê ở Thạch Thất, Hà Nội bay đến Pháp hôm 3-9, được lấy mẫu xét nghiệm hôm 4-9 và ngày 8-9 có kết quả dương tính với COVID-19. Hiện chưa xác định được nguồn lây cho nữ du học sinh này.

Xem thêm: mth.72094738101900202-nab-nahn-ut-ior-oan-nel-gnoc-nat-suriv-od-al-gnaohc-ib-91-divoc-nahn-hneb/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bệnh nhân COVID-19 bị choáng là do virus tấn công lên não rồi tự nhân bản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools