vĐồng tin tức tài chính 365

Tòa lưu ý việc dùng tài liệu mật trong phiên xử ông Nguyễn Thành Tài

2020-09-16 22:40
Cực Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài cùng đồng phạm hầu toà
 
 

Cựu Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài và đồng phạm hầu tòa. Video: Văn Điệp.

Ông Nguyễn Thành Tài và 8 bị cáo được đưa vào phòng xử án bằng lối bên hông TAND TP HCM. Phiên xử dự kiến kéo dài đến ngày 21/9.

An ninh phiên tòa được thắt chặt. Chỉ những người có giấy mời, hoặc có tư cách tham gia tố tụng mới được vào phòng xử án.

Ông Nguyễn Thành Tài đến tòa sáng 16/9. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Nguyễn Thành Tài đến tòa sáng 16/9. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Tài bị bắt tạm giam tháng 12/2018, hiện bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 BLHS 2015, khung hình phạt 10-20 năm tù.

Bị cáo buộc vai trò đồng phạm là Lê Thị Thanh Thúy (41 tuổi, Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty CP Đầu tư Lavenue); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường); Nguyễn Hoài Nam (cựu Bí thư quận 2) và Trương Văn Út (cựu Phó phòng Quản lý đất, Sở Tài Nguyên và Môi trường).

Liên quan vụ án, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý kinh doanh nhà (QLKDN) TP HCM Nguyễn Thị Thu Thủy, 61 tuổi, đang bị truy nã, cơ quan điều tra tách ra xử lý sau.

Hàng loạt cá nhân, tập thể tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là đại diện UBND TP HCM; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Ban chỉ đạo sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước tại TP HCM (Ban chỉ đạo 09); Công ty QLKDN; Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm; Công ty cổ phần đầu tư Lavenue...

HĐXX gồm chủ tọa Nguyễn Thị Thanh Bình, thẩm phán Đoàn Thị Hương Giang và 3 hội thẩm nhân dân. Đại diện VKS thực hành quyền công tố là kiểm sát viên Nguyễn Đức Bằng, Nguyễn Ngọc Ước, Ngô Phạm Việt, Trương Bảo Ngọc và Trần Thị Liên.

Sau hơn 40 phút hoàn tất các thủ tục, chủ tọa Nguyễn Thị Thanh Bình lưu ý hồ sơ vụ án bao gồm cả tài liệu mật nên những người tham gia tố tụng phải chấp hành đúng quy định khi sử dụng, đề cập.

Ngay sau khi đại diện VKS công bố cáo trạng dài 36 trang, HĐXX bắt đầu thẩm vấn bị cáo Nguyễn Thành Tài.

Bị cáo Lê Thị Thanh Thúy - Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm. Ảnh: Hữu Khoa.

Bị cáo Lê Thị Thanh Thúy - Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm. Ảnh: Hữu Khoa.

Ông Nguyễn Thành Tài là Phó chủ tịch Thường trực UBND TP HCM phụ trách lĩnh vực quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng, quản lý nhà (bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, nhà công vụ...) từ năm 2008.

Khu nhà đất số 8-12 Lê Duẩn rộng gần 5.000 m2, có ba mặt tiền tiếp giáp các tuyến phố trung tâm quận 1 do Công ty QLKDN cho 4 công ty thuộc Bộ Công thương thuê làm trụ sở. Năm 2007, khu đất "vàng" này được Ban chỉ đạo 09 (Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân làm Trưởng ban) đề xuất lập thủ tục bán đấu giá và chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án xây khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và một phần trung tâm thương mại. Yêu cầu đưa ra là "nhà đầu tư thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn".

Đến năm 2010, bà Nguyễn Thị Thu Thủy đề xuất và được ông Nguyễn Thành Tài chấp thuận cho Công ty QLKDN làm chủ đầu tư dự án, góp 50%; còn lại do 4 công ty thuộc Bộ Công thương góp (chia đều mỗi công ty là 12,5%). Tuy nhiên, ngay sau khi được cho tham gia cổ phần, các công ty của Bộ Công thương sang nhượng quyền đầu tư cho một công ty tư nhân để kiếm lời 200 tỷ đồng.

Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đào Anh Kiệt được đưa đến tòa. Ảnh: Hữu Khoa.

Cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đào Anh Kiệt được đưa đến tòa. Ảnh: Hữu Khoa.

Đối với Lê Thị Thanh Thúy, cáo trạng cho rằng, bà này lợi dụng mối quan hệ tình cảm với ông Tài, nhờ tác động Công ty QLKDN cho Công ty Hoa Tháng Năm tham gia dự án mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất hay đấu thầu dự án. Trong khi đó công ty của Thúy không có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, nhà hàng, khách sạn như yêu cầu thành phố đặt ra.

Công ty QLKDN sau đó thành lập Công ty Cổ phần đầu tư Lavenue, đồng thời kiến nghị cho Công ty TNHH Một thành viên Hoa Tháng Năm hợp tác đầu tư 30% vốn (trong tỷ lệ góp vốn 50% của Công ty QLKDN) cùng thực hiện dự án.

Ngày 19/1/2011, Lê Thị Thanh Thúy gửi văn bản cho Thường trực UBND TP HCM cùng bà Đào Thị Hương Lan (Giám đốc Sở Tài chính, thành viên Ban chỉ đạo 09) và Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Đào Anh Kiệt đề nghị được áp dụng 2 hình thức cho thuê đất và giao đất.

Tháng 6/2011, ông Tài ký quyết định cho Công ty Lavenue sử dụng toàn bộ khu đất xây khách sạn cao cấp, thương mại dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Hình thức sử dụng là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng tại số 8 Lê Duẩn và cho thuê hàng năm với khu đất số 12 Lê Duẩn. Tổng nghĩa vụ tài chính công ty này phải nộp ngân sách là hơn 647 tỷ đồng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và tiền thuê theo đơn giá thị trường.

Khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn. Ảnh: Hữu Khoa.

Khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn hiện vẫn để trống. Ảnh: Hữu Khoa.

Cơ quan công tố xác định, việc ông Tài chấp thuận áp dụng hai hình thức giao đất và cho thuê đất đối với cùng một dự án, cũng như chấp thuận cho Công ty Lavenue thanh lý nhà số 12 Lê Duẩn mà không giao cơ quan chức năng thẩm định giá trị còn lại là trái quy định. Từ sự chỉ đạo của ông Tài, các bị cáo Đào Anh Kiệt, Nguyễn Hoài Nam, Trương Văn Út dù biết hồ sơ dự án chưa đầy đủ, chưa được phê duyệt, chưa thẩm định... nhưng vẫn đề xuất ký các quyết định vi phạm pháp luật dẫn đến khu đất "vàng" bị chuyển nhượng sang công ty của Thúy.

Hành vi sai phạm của ông Tài bị cho là "có tính hệ thống, xảy ra trong một thời gian dài, là nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm pháp luật tại dự án số 8-12 Lê Duẩn". Thiệt hại của vụ án là 2.554 tỷ đồng (giá trị quyền sử dụng đất) trừ đi số tiền 647 tỷ Công ty Lavender đã nộp ngân sách trước đó nên còn lại 1.927 tỷ.

Tuy nhiên, cơ quan công tố cũng ghi nhận ông Tài và các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo; có thành tích trong quá trình công tác, được tặng thưởng nhiều huy chương, bằng khen; gia đình có công với cách mạng... Riêng bị cáo Thúy bị cho là chưa thành khẩn, nhưng được xem xét giảm nhẹ vì gia đình có công với cách mạng.

Trước khi bị bắt, cựu Phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài lý giải việc chấp thuận phương án giao khu đất "vàng" này là muốn đẩy nhanh tiến độ dự án theo chủ trương của thành phố. Bản thân ông đã "nóng vội, chưa lượng ước hết những khả năng xấu có thể xảy ra" nhưng "hoàn toàn không tư lợi".

Lúc đó, Công ty QLKDN cho biết thiếu vốn do phân bổ vào nhiều dự án khác, không lường trước mức khái toán tổng vốn đầu tư quá lớn, nên khó đủ sức đáp ứng dự án này. Trước yêu cầu mới phát sinh, ông tính toán và lựa chọn: với 50% vốn tham gia của 4 doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương và 20% vốn góp của Công ty quản lý kinh doanh nhà, thì phần vốn góp của khu vực Nhà nước là 70%.

"Hơn nữa, đối với lĩnh vực du lịch, Nhà nước không chủ trương đơn vị nhà nước phải chiếm cổ phần chi phối. Vì vậy, tôi đã chấp thuận theo đề xuất của Công ty QLKDN thành phố", ông Tài cho hay.

Quốc Thắng

Xem thêm: lmth.1081614-iat-hnaht-neyugn-gno-ux-neihp-gnort-tam-ueil-iat-gnud-ceiv-y-uul-aot/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tòa lưu ý việc dùng tài liệu mật trong phiên xử ông Nguyễn Thành Tài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools