Tác phẩm có tựa đề "Mọi người ở bên nhau" - Ảnh: SPENCER TUNICK
Tất cả các tình nguyện viên chỉ sử dụng khẩu trang và khỏa thân hoàn toàn, cùng tham gia vào tác phẩm nghệ thuật sắp đặt theo cảm hứng đại dịch COVID-19 tại cung điện Alexandra (London, Anh) của nghệ sĩ Spencer Tunick.
Dự án này được Spencer Tunick - một nhiếp ảnh gia người Mỹ nổi tiếng với việc tổ chức các buổi chụp ảnh khỏa thân quy mô lớn - tạo ra. Kể từ năm 1994, Tunick đã tổ chức chụp ảnh khỏa thân tại gần 80 địa danh trên khắp thế giới.
Dự án lấy cảm hứng từ đại dịch COVID-19 với tựa đề "Mọi người bên nhau" có sự tham gia của 220 người từ nhiều ngành nghề, độ tuổi, màu da khác nhau.
Nghệ sĩ Tunick nói rằng công việc này có ý nghĩa "phá bỏ các rào cản", "giải phóng và khẳng định cuộc sống".
"Một thực tế rõ ràng là việc mọi người gần nhau theo cách vai kề vai, da chạm da đã trở thành quá khứ, không thể thực hiện ở hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang mong muốn có sự kết nối tự nhiên đó. Có lẽ bây giờ khao khát đó mạnh mẽ hơn bao giờ hết", nghệ sĩ Tunick chia sẻ.
Một ngày bên nhau được cho là tác phẩm nghệ thuật tập thể quy mô lớn đầu tiên của Vương quốc Anh kể từ khi đại dịch bắt đầu. Những tác phẩm ảnh này phản ánh cách mà đại dịch buộc loài người phải xem xét lại khả năng kết nối và sự gần gũi của chúng ta với những người xung quanh.
Người xem toàn thế giới có thể ngắm lại các tác phẩm của dự án nghệ thuật này trên Sky Arts, kênh dành riêng cho nghệ thuật và văn hóa của Vương quốc Anh.
TTO - 500 năm trước tại nước Ý đã có những người phụ nữ bất chấp các rào cản và định kiến (không được nhận vào các khóa học vẽ, không được phép kiếm tiền từ việc vẽ tranh) để tạo dựng tên tuổi lẫy lừng trong làng hội họa.