vĐồng tin tức tài chính 365

Uyên ương 'nội chiến' mùa COVID-19

2021-10-02 15:20
Uyên ương nội chiến mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Tình yêu là chất keo gắn kết vợ chồng. Có tình yêu thì "một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng" - Ảnh minh họa: MAI THƯƠNG

Đã có nhiều tiếng bấc tiếng chì, đã có không ít lời than vãn vì "nội chiến".

"Nội chiến" lên mạng

Dài theo chuỗi ngày giãn cách xã hội vừa qua, những lời than vãn về hôn nhân xuất hiện càng nhiều trong các "nhóm kín" trên mạng xã hội mà chủ yếu từ các chị. 

Cauvong_2801 kể: "Anh nhà mình tối nào cũng online thâu đêm rồi ngủ đến tận bữa trưa. Nấu nướng, lau dọn, chăm con… để mặc vợ lo. Chiến tranh lạnh mấy chặp rồi, thiệt tức lộn ruột luôn".

Cũng giống Cauvong_2801, chị Candy102zoo may mắn còn giữ được việc làm dù giảm nửa lương, vậy mà anh nhà tỏ vẻ khó chịu khi thấy vợ lăng xăng làm việc, họp online. Anh còn hóng xem vợ điện thoại với ai, rồi chất vấn sao nói chuyện với anh nọ anh kia ngọt ngào quá vậy… khiến chị bừng bừng lửa giận.

Còn chồng chị Catbientu89 khi nhận trợ cấp thôi việc đã dốc hết vô chứng khoán. Anh tỉ tê vợ đưa tiền mua mấy mã cổ phiếu "rẻ bèo" để chờ lên giá, rồi còn lục lọi tìm chỗ vợ giấu tiền. Chị tâm sự: "Cãi nhau tung nóc thì chuyện cũng đã rồi. Giờ nhà chỉ còn ít tiền để lo cho con, ảnh mà đụng vô là chia tay".

Bi đát hơn, vợ chồng Lantimbhg đều mất việc. Trong lúc chị xoay xở chạy chợ online kiếm sống qua ngày thì anh cứ cằn nhằn chuyện nọ kia. Khi bị "chỉnh" thì anh sửng cồ với chị, quăng ném đồ đạc. Đã vậy đêm nào anh cũng giày vò, yêu cầu chị làm thế nọ thế kia. "Tui tức điên lên, đạp ổng luôn", chị kể.

"Nóng, lạnh" tùy duyên

Trao đổi về ý kiến cho rằng việc vợ chồng chạm mặt nhau suốt ngày trong tình trạng giảm/mất thu nhập là nguyên nhân xảy ra xung đột, tiến sĩ tâm lý NGUYỄN THỊ MINH nhận định:

- Vợ chồng có cơ hội ở bên nhau nhiều cũng tốt, nhưng cần có sự khéo léo và tinh tế sao cho người kia không cảm thấy "ngạt thở" với cảm nhận không còn là chính mình. 

Giãn cách xã hội kéo dài khiến cho người ta cảm thấy bức bối, ức chế khi phải "chôn chân" trong nhà; còn việc giảm/mất việc làm và thu nhập tất nhiên gây ra căng thẳng, lo lắng ở mỗi người. Trạng thái tâm lý đó tác động tiêu cực lên giao tiếp - ứng xử của vợ/chồng với những người xung quanh mà gần nhất là chồng/vợ và con cái của chính mình.

Chưa hết, khi sáng tối luôn có nhau, vợ/chồng có thể phát hiện ra những điểm "chưa hay" và "chưa dễ thương" của nhau, thậm chí cả những bí mật chưa từng "bật mí". 

Đặc biệt, lúc này những khác biệt vốn có giữa vợ và chồng trong suy nghĩ, quan điểm… có dịp va chạm nhau nhiều hơn. 

Những va chạm này rất dễ bùng phát thành "đại chiến" dưới sự thúc đẩy của các nhân tố kể trên. Dẫu vậy, mức độ xung đột nặng nhẹ ra sao còn tùy thuộc vào ba yếu tố chính là cảm nhận của vợ/chồng về cuộc hôn nhân, văn hóa ứng xử vợ - chồng và tình yêu vợ - chồng.

* Ba yếu tố vừa kể tác động đến mức độ xung đột như thế nào, thưa tiến sĩ?

- Cảm giác hạnh phúc thể hiện qua sự hài lòng với cuộc sống. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc là khi có sự hài lòng về nhiều mặt như sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, chia sẻ công việc, điều kiện kinh tế, giáo dục con cái, cách giao tiếp ứng xử… Nếu vợ chồng cảm thấy mình "được" nhiều từ cuộc hôn nhân thì sẽ ít xung đột, và ngược lại.

Về ứng xử, ông bà mình dạy "tương kính như tân", tức là vợ chồng cần trân trọng nhau qua cách cư xử khéo léo, trung thực, đằm thắm, thân mật… Và ngược lại, nếu cư xử không tôn trọng, thiếu chia sẻ, vô trách nhiệm... sẽ làm cho xung đột nảy sinh và phát triển.

Về tình cảm, nếu động cơ hôn nhân không đúng đắn như không yêu nhau thực sự mà kết hôn vì mục đích vị kỷ, tính toán… thì khi về chung sống dễ xảy ra xung đột lớn. 

Thước đo tình yêu vợ chồng còn biểu hiện qua việc luôn hoàn thiện mình vì người bạn đời, hiểu rõ sở thích và tính tình của nhau, thường xuyên chia sẻ việc nhà với nhau, luôn tôn trọng những giá trị của nhau…

Cùng với sự hài lòng và cách ứng xử tôn trọng, tình yêu là chất keo gắn kết vợ chồng. Có tình yêu thì "một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng", nhưng khi không có tình yêu thì sẽ so đo tính toán thiệt hơn, tìm cách soi mói lỗi lầm của nhau… từ đó làm nảy sinh và "nuôi lớn" nhiều vấn đề rắc rối, mâu thuẫn, xung đột.

Bí quyết bước ra khỏi "cuộc chiến"

* Từ quá trình nghiên cứu và tham vấn hôn nhân, tiến sĩ có giải pháp gì để hỗ trợ các cặp đôi bước ra khỏi xung đột?

- Giữa vợ và chồng luôn có nhiều khác biệt về các mặt tâm sinh lý (thể chất, giới tính, suy nghĩ, quan điểm…) và nhân cách (tính cách, năng lực…), vì vậy xung đột giữa vợ và chồng là chuyện rất phổ biến, nhà nào cũng có, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi.

Thường hay có 5 cách thức giải quyết xung đột vợ chồng. Một là lảng tránh: uống rượu, đi quán xá cho quên sầu… 

Hai là chấp nhận - chịu đựng: im lặng không giải thích gì, mặc kệ mọi việc ra sao thì ra… 

Ba là giải quyết tiêu cực: khóc lóc, buồn bã; tự hành hạ, trách móc bản thân; liên lạc gặp người yêu cũ/người đang theo đuổi… Bốn là tìm kiếm sự trợ giúp: tâm sự với người thân, nhờ người hòa giải, gặp chuyên viên tư vấn…

Và cách thứ năm là tập trung giải quyết vấn đề: nói chuyện cởi mở và hợp tác với nhau; phân tích phải trái để thay đổi cách ứng xử cho phù hợp; làm một số việc trong gia đình để người kia vui lòng; chủ động nói lời xin lỗi… 

Đây là cách mà vợ chồng cùng nhau xoay xở để bước ra khỏi "cuộc chiến". Từ kết quả nghiên cứu và quá trình tham vấn hôn nhân, chúng tôi nhận thấy cách này giúp kéo giảm mức độ xung đột và giữ được hôn nhân.

Cách phòng ngừa xung đột vợ chồng

Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, cặp đôi trước khi kết hôn cần tham gia các lớp học tiền hôn nhân và cả hai cần có nghề nghiệp, việc làm ổn định.

Cũng cần thống nhất một số nguyên tắc phòng ngừa xung đột như: cách ứng xử chung, luôn lắng nghe và đối thoại cùng nhau, hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt, nắm bắt được các nhu cầu của nhau…

Vợ chồng cần tham gia các lớp học về văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình, cách thể hiện tình yêu vợ chồng, cách phòng ngừa và giải quyết xung đột…

Khi có bất đồng cần tập trung giải quyết vấn đề, không né tránh hay chấp nhận - chịu đựng. Mỗi người cần quản lý bản thân, dứt khoát không dùng vũ lực với nhau.

Vợ chồng Vợ chồng 'gấu ó' mùa dịch

TTO - Vài hôm trước, khi đang tranh cãi với vợ chuyện 'không có tiền thì phải giảm sữa hộp của con xuống', anh Hưng giận và đòi không ăn cơm cùng vợ.

Xem thêm: mth.88805341120011202-91-divoc-aum-neihc-ion-gnou-neyu/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Uyên ương 'nội chiến' mùa COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools