Chim cánh cụt ở bãi biển Boulders, Cape Town, Nam Phi - Ảnh: REUTERS
Bãi biển Boulders ở Cape Town là điểm thu hút du khách nổi tiếng và là nơi sinh sản quan trọng cho chim cánh cụt.
Ông David Roberts, bác sĩ thú y tại Tổ chức Bảo tồn các loài chim ven biển Nam Phi, cho biết ít nhất 28 trong số 3.000 con chim cánh cụt đã chết vì cúm gia cầm kể từ giữa tháng 8.
Bác sĩ Roberts nhận định đợt bùng phát này tiếp nối từ đợt năm ngoái và đang ảnh hưởng đến một số loài chim biển trong khu vực. Tình hình đáng lo ngại khi số lượng chim cánh cụt chết vì bệnh đang tăng lên.
Từ giữa tháng 9, các nhà chức trách môi trường Nam Phi đã ghi nhận chủng cúm gia cầm độc lực cao tương tự như chủng cúm gia cầm được phát hiện năm ngoái trên một loạt loài chim biển hoang dã ở Cape Town.
Bác sĩ Roberts cho biết các nhà khoa học đang theo dõi tình hình vì chưa rõ đợt bùng phát sẽ diễn biến như thế nào.
Du khách quan sát chim cánh cụt ở bãi biển Boulders - Ảnh: REUTERS
Trước mắt, vì virus dễ lây lan giữa các loài chim, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để giảm tải lượng virus và tốc độ lây truyền.
Để xác định và loại bỏ những con chim bị bệnh, các nhà khoa học Nam Phi thực hiện xét nghiệm hoặc chẩn đoán các triệu chứng của chim cánh cụt. Những con chim bị bệnh và chết sau đó sẽ được hỏa táng để hạn chế dịch bệnh lây lan.
Hiện không có nguy cơ người đến khu vực bãi biển Boulders bị lây bệnh nhưng các nhà khoa học khuyến cáo du khách khử trùng giày dép, nhằm tránh lây truyền giữa các loài chim và các trang trại gia cầm.
TTO - Cả đời chim cánh cụt chỉ kết đôi với một con đực/cái. Nếu một trong hai chết đi, con còn lại sẽ sống cô độc cả đời. Nhưng tốc độ biến đổi khí hậu nhanh đang thay đổi điều này.
Xem thêm: mth.46764656020012202-ihp-man-o-mac-aig-muc-iv-tehc-tuc-hnac-mihc-ueihn/nv.ertiout