Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng vừa công bố, Bộ phận nghiên cứu Công ty chứng khoán VNDirect (VNDirect Research) cho biết có 4 ngân hàng thương mại gồm Vietcombank, VPBank, HDBank, MB Bank đã được điều chỉnh thêm hạn mức (room) tín dụng cho năm 2022.
Đáng chú ý, đây là những ngân hàng đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
Theo tính toán của VNDirect Research, sau đợt điều chỉnh này, sẽ có thêm khoảng 83.500 đồng được đưa vào nền kinh tế. Cụ thể, VPBank (chỉ tính riêng ngân hàng mẹ) nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng là 27,2% - cao hơn dự báo trước đây là 23% và cao hơn năm ngoái là 20,2%.
Sẽ có thêm khoảng 83.500 đồng được đưa vào nền kinh tế sau khi 4 ngân hàng được cấp thêm room tín dụng
HDBank và MB Bank dự báo sẽ ghi nhận tăng trưởng tín dụng lần lượt là 23,5% và 23,2% - cao hơn ước tính trước đó là 20%.
Trước đó hồi cuối tháng 9, nhiều ngân hàng đã được nới room tín dụng, riêng những ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém được Ngân hàng Nhà nước thông tin có thể được phân bổ thêm room.
Với lần điều chỉnh tiếp theo này, VNDirect Research cập nhật tăng trưởng tín dụng năm 2022 của 18 ngân hàng niêm yết (chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống), tổng tăng trưởng tín dụng của nhóm này sẽ đạt khoảng 13,6% vào cuối năm.
"Đây là động thái phân bổ lại hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước vẫn được duy trì" – các chuyên gia phân tích của VNDirect Research nói.
Trong khi đó, theo ghi nhận, một số ngân hàng khác dù được nới thêm room một tháng trước nhưng do hạn mức không nhiều nên cũng đã sớm cạn room cho vay, chủ yếu là thu nợ cũ rồi mới giải ngân mới.
Hiện các tổ chức tín dụng đang tái cơ cấu với sự tham gia của các ngân hàng thương mại gồm GPBank, Ocean Bank, Dong A Bank và CBBank.
Mới đây, tại hội nghị về công tác tín dụng và công tác truyền thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 14%, có điều chỉnh theo thực tế. Điều hành tín dụng là công cụ rất quan trọng để vừa tập trung kiểm soát lạm phát cả năm nay và năm sau. Năm nay hoàn toàn có thể kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4% nhưng hiện nay chỉ số lạm phát cơ bản tăng mạnh, lạm phát cơ bản tháng 8 so với cùng kỳ hơn 3%, tháng 9 có thể 3,6% so với cùng kỳ.
Từ đầu năm, lạm phát được đánh giá chủ yếu có nguyên nhân do cầu kéo, chi phí đẩy, nhưng hiện tại kỳ vọng lạm phát đang ở mức rất cao. Do đó, tất cả công cụ chính sách của Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm sự nhất quán; việc kiên định mục tiêu tín dụng vừa kiểm soát tác động lạm phát thực tế vừa kiểm soát kỳ vọng đồng thời ổn định tỉ giá.
Xem thêm: mth.36145008070012202-gnud-nit-moor-meht-pac-coud-auv-gnah-nagn-4-neid-ol/et-hnik/nv.moc.dln