vĐồng tin tức tài chính 365

“Sức hút” ma quái mang tên “kẹo thuốc lá”: Chuyên gia lên tiếng

2020-10-27 08:00

"Kẹo thuốc lá" chứa phụ gia: Không nên dùng!

Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin Pháp Luật, khoảng đầu tháng Mười, một số phụ huynh phản án có tình trạng "kẹo thuốc lá" bày bản ở một số điểm trường tại địa bàn quận Hoàng Mai. Các chủ hàng rong sau đó đã được công an nhắc nhở và không nhập bán loại kẹo này. Tuy nhiên, không loại trừ một số cơ sở vì lợi nhuận vẫn lén lút kinh doanh.

Một điều lo ngại hơn nữa, khi chị Minh Tâm người có con nghiện “kẹo thuốc lá” này kể chuyện với phóng viên: "Hôm ấy, con nhà chị ăn loại kẹo này, sau khi ăn một lúc cháu kêu tê đầu lưỡi, hơi nôn nao khó chịu. Quan sát kỹ loại kẹo thuốc lá này, ngoài bao bì chỉ có những dòng chữ Trung Quốc mà không hề thấy bất cứ một thông tin nào bằng tiếng Việt nên chị rất lo lắng”.

Pháp luật - “Sức hút” ma quái mang tên “kẹo thuốc lá”: Chuyên gia lên tiếng

Theo các chuyên gia, "kẹo thuốc lá" chứa phụ gia thực phẩm không nên dùng (Ảnh H.L).

 

Khi chúng tôi hỏi về loại “kẹo thuốc lá” -  thứ mà con cái họ mua, ăn thường xuyên, đa phần phụ huynh đều lo ngại. Một phụ huynh khác chia sẻ: “Mường tượng hình ảnh, những điếu thuốc lá dạng kẹo phì phèo trên môi các em học sinh nhỏ sẽ trở thành những điếu thuốc lá thật vào một ngày không xa, tôi sởn cả gai ốc. Đã đến lúc những bậc phụ huynh không thể xem nhẹ sự nguy hiểm mang tên cây kẹo nhỏ, không thể để con tự ý mua quà vặt mỗi sáng, mỗi chiều”.

Đem thắc mắc về loại “kẹo thuốc lá” có nguy hại đến sức khoẻ trẻ em đến PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Về những sản phẩm có tiếng Trung Quốc không có phụ đề tiếng Việt, trẻ em không nên dùng, xét về cảm tính thì đáng lo ngại.

Còn với bao thuốc có phụ đề tiếng Anh mà PV đưa cho tôi xem, những thành phần trên bao bì là phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, trong những hộp “kẹo thuốc lá” có chất ngây nghiện hay không, có gây hại đến sức khoẻ hay không thì cần phải lấy mẫu để làm thí nghiệm. Bởi trên thực tế, cơ quan chức năng từng phát hiện nhiều loại thực phẩm có chất gây nghiện như kẹo mút, nước xoài… Khi sản xuất “có mục đích” hướng vào đối tượng trẻ em, gian thương có thể sử dụng chất gây nghiện trộn vào khiến trẻ bị lệ thuộc vào sản phẩm”.

Pháp luật - “Sức hút” ma quái mang tên “kẹo thuốc lá”: Chuyên gia lên tiếng (Hình 2).

Một cảnh báo của phụ huynh trước vấn nạn học sinh mua “kẹo thuốc lá” trước cổng trường

Nhưng dù có hóa chất độc hay không, “kẹo thuốc lá” không rõ nguồn gốc vẫn được PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo, không nên dùng cho thanh, thiếu niên. Theo ông, việc sử dụng “kẹo thuốc lá” có hình dáng bao bì giống như thuốc lá thật, vị ngọt thơm lâu dần sẽ hình thành thói quen. Những chất này sẽ có ảnh hưởng xấu tới thanh, thiếu niên và cả những người hút thuốc lá.

Đồng quan điểm với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, một chuyên gia tâm lý lo ngại, nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến giới trẻ, nguy cơ sử dụng các chất kích thích khác. Việc sử dụng “kẹo thuốc lá” lâu dần sẽ hình thành thói quen thói quen hút thuốc lá trong học sinh, học đường. Đặc biệt, các loại kẹo này đều không có nguồn gốc, vì vậy, có thể để lại những tác hại khác về sức khỏe. Theo đó, phụ huynh cần nhắc nhở con tuyệt đối không mua, ăn “kẹo thuốc lá” và không ăn quà vặt quanh cổng trường để tránh nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

“Cơ quan chức năng cần xem xét cụ thể loại “kẹo thuốc lá” này được sản xuất từ đâu, chất lượng của nó như thế nào, và nó theo nguồn nào vào thị trường Việt Nam, để từ đó đưa ra khuyến cáo cụ thể với người dân. Đừng để thành chuyện đã rồi, như vụ hạt nở, “kẹo phát sáng” trước đây”, PGS.TS. Thịnh nhấn mạnh.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt

Để ngăn chặn hiện tượng học sinh mua “kẹo thuốc lá”, các chuyên gia cho rằng cần có sự kiểm soát chặt chẽ các loại quán hàng rong xung quanh trường học và xử lý nghiêm khi có vi phạm.

Liên quan tình trạng kẹo thuốc lá "tấn công" học sinh, trao đổi với báo chí, LS. Quách Thành Lực (đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định này cũng xác định, phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Nghị định này có hiệu lực từ 15/11/2020.

Pháp luật - “Sức hút” ma quái mang tên “kẹo thuốc lá”: Chuyên gia lên tiếng (Hình 3).

"Kẹo thuốc lá" được bán tràn lan trên thị trường.

Luật sư Lực cho rằng, việc xuất hiện tình trạng bán “kẹo thuốc lá” cho học sinh tại khu vực cổng trường là hành vi đáng lên án. Đây là một hình thức quảng cáo cho thuốc lá tiếp cận đến các học sinh, về lâu dài hình thành thói quen, sở thích hút thuốc lá trong học sinh. "Để môi trường học đường hoàn toàn không có khói thuốc, gia đình cần phối hợp với nhà trường quan tâm, quản lý chặt chẽ hoạt động học cũng như các mối quan hệ của con em mình, làm gương không hút thuốc trước mặt các con…

Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc hiệu quả hơn nữa của các sở, ban ngành và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong tăng cường quản lý cửa hàng buôn bán thuốc lá tại các địa điểm quanh trường học, cần xử lý nghiêm các hành vi bán thuốc lá cho học sinh", ông Lực đề nghị.

Theo luật sư, chính quyền địa phương nên kiểm soát chặt các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cấm các loại hàng rong bán thực phẩm không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm không tốt cho học sinh như rượu bia, kẹo thuốc lá, xung quanh các trường học.

Hương Lan

Xem thêm: lmth.273494a-tav-auq-nart-am-court-aul-gnod-nert-iogn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Sức hút” ma quái mang tên “kẹo thuốc lá”: Chuyên gia lên tiếng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools