vĐồng tin tức tài chính 365

Dược liệu Cam Lộ: tín hiệu vui từ thị trường Mỹ

2022-11-12 11:47
Dược liệu Cam Lộ: tín hiệu vui từ thị trường Mỹ - Ảnh 1.

Niềm hy vọng mới của người trồng dược liệu Cam Lộ khi lô hàng cao An Xoa đã được xuất đi Mỹ - Ảnh: Q.NAM

Việc ký kết đang dần hiện thực hóa mong muốn vùng đất trung du Cam Lộ trở thành thủ phủ cây dược liệu và cơ hội tiến ra thị trường thế giới.

Biến vùng đất trung du thủ phủ dược liệu

Bà Lê Thị Hồng Nhạn (trú tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ) là một trong những người đầu tiên đặt chân vào lĩnh vực trồng cây dược liệu quy mô lớn ở Cam Lộ. Sáu năm trước, bà quyết định mở một trang trại trồng cây dược liệu có diện tích năm ha ở vùng gò đồi xã Cam Tuyền.

Bà Nhạn kể bắt đầu trồng thử nghiệm là cây dược liệu cà gai leo. Khi trồng được cây, bà bắt tay vào chế biến thành các loại cao. Thất bại không ít, nhưng bà vẫn kiên trì, đến năm 2016 thì ra mắt sản phẩm cao cà gai leo và đến nay thì có năm sản phẩm gắn thương hiệu cà gai leo An Xuân.

Vùng Cùa của huyện Cam Lộ từ hàng chục năm nay đã gắn với thương hiệu cao lá vằng. Loại cây này cũng là một loại dược liệu có dược tính cao, có giá trị tích cực trong việc hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể.

Dược liệu Cam Lộ: tín hiệu vui từ thị trường Mỹ - Ảnh 2.

Các loại cao được nấu từ cây dược liệu ở Cam Lộ đã có mặt trên thị trường từ hơn mười năm qua - Ảnh: Q.NAM

Những năm trước đây, người dân vùng Cùa lặn lội khắp các vùng núi cao ở trong và thậm chí ngoài tỉnh hái cây chè vằng về nấu thành cao để bán ra thị trường. Tuy nhiên, đến những năm gần đây, người dân vùng Cùa đã tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ bằng các trang trại trồng chè vằng quy mô lớn.

Hợp tác xã dược liệu Trường Sơn hiện là đơn vị sản xuất dầu tràm và tinh bột nghệ có quy mô nhất ở Cam Lộ. Anh Lê Thanh Huệ - chủ cơ sở này "bén duyên" với dược liệu từ mấy năm nay.

Ban đầu anh chỉ sản xuất dầu tràm, trồng nghệ với quy mô nhỏ. Dần dần thấy nhu cầu thị trường đối với các loại cao dược liệu ngày càng cao, anhmở rộng quy mô sản xuất lên gấp hàng chục lần. Anh xin cấp thêm đất mở rộng diện tích trồng tràm, nghệ cũng như liên kết với nhiều hộ dân trên địa bàn để chủ động nguồn nguyên liệu.

Ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết: "Tính đến đầu năm 2021, toàn huyện Cam Lộ đã phát triển được trên 100 ha cây dược liệu.Trong đó có 70 ha cây chè vằng, 15 ha cà gai leo, 3,5 ha cây an xoa, 1 ha cây ba kích tím, còn lại là cây đinh lăng, hà thủ ô, sâm Bố Chính...​

Từ nay đến 2025, huyện Cam Lộ quy hoạch vùng chuyên canh cây dược liệu diện tích 500ha, gồm: 100 ha chè vằng, 200 ha cây an xoa, 50 ha cà gai leo, 100 ha cây tràm năm gân và 50 ha cây dược liệu các loại khác".

Dược liệu Cam Lộ: tín hiệu vui từ thị trường Mỹ - Ảnh 3.

Các sản phẩm từ cây dược liệu trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của Cam Lộ - Ảnh: Q.NAM

"Huyện Cam Lộ định hướng sẽ phát triển cây dược liệu thành hướng đi mũi nhọn, sản xuất chuyên canh vùng nguyên liệu tập trung trước mắt khoảng 200 ha cung cấp cho các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn. Mục tiêu của huyện là phấn đấu để trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị trong tương lai gần", ông Tuấn cho biết thêm.

Dược liệu Cam Lộ xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Biên bản ghi nhớ hợp tác với huyện Cam Lộ ghi rõ thành phố này sẽ hỗ trợ Cam Lộ xuất khẩu vào thị trường Mỹ các loại cao dược liệu như an xoa, rau đay quả dài, chè vằng, cà gai leo, hà thủ ô... các loại trà túi lọc: tía tô, cà gai leo, cần tây, diếp cá, tinh bột nghệ, tiêu, gạo; giúp huyện này kết nối các đối tác tiềm năng tại Mỹ.

Dược liệu Cam Lộ: tín hiệu vui từ thị trường Mỹ - Ảnh 4.

Mở được cánh cửa thị trường Mỹ nên người dân Cam Lộ đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây An Xoa - Ảnh: Q.NAM

Đồng thời, thành phố này cũng giúp huyện này thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa của địa phương đáp ứng các tiêu chí khắt khe của thị trường nước ngoài.

Trước khi đoàn này đến Cam Lộ, giá trị những lô hàng dược liệu của huyện này đã được kiểm chứng ở Mỹ. Trong năm 2021, hai lô hàng hai tấn cao dược liệu trị giá mỗi lô 1,7 tỉ đồng của nông dân huyện Cam Lộ đã được lên máy bay xuất sang thị trường Mỹ. Lô hàng được phía Mỹ đánh giá rất cao sau khi vượt qua cuộc kiểm nghiệm gồm 21 tiêu chí của nước này.

Ông Trần Hoài Linh - Phó Chủ tịch huyện Cam Lộ nói"Lâu nay đầu ra sản phẩm cao dược liệu chủ yếu ở thị trường trong nước. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm thị trường, liên kết với doanh nghiệp, thì việc kết nối được với đối tác từ Mỹ là một bước ngoặt lớn với người dân và chính quyền huyện.Đây là một cơ hội lớn của cây dược liệu Cam Lộ".

5

Đoàn khách từ Thành phố Cal-Nev-Ari (bang Neveda, Mỹ) đã đến Cam Lộ và đi khảo sát những vùng nguyên liệu cao An Xoa - Ảnh: Q.NAM

Theo ông Hà Sỹ Đồng - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, cây dược liệu được xác định là 1 trong 6 cây trồng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh và đã có nhiều chính sách phát triển, bước đầu hình thành nhiều mô hình trồng, sản xuất và chế biến dược liệu thành công.

"Với việc xuất khẩu được lô hàng cao dược liệu sang Mỹ sẽ mở ra nhiều tiền đề để Cam Lộ quy hoạch, mở rộng diện tích trồng các loại dược liệu, phấn đấu trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị", ông Đồng nói.

Sản phẩm từ dược liệu Việt vươn tầm quốc tếSản phẩm từ dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Sở hữu vựa cát cánh với quy mô gần 100ha đạt chuẩn GACP- WHO, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn dược liệu sạch, CEO Công ty Nam Dược không giấu kỳ vọng sẽ đưa sản phẩm từ dược liệu sạch hội nhập quốc tế.

Xem thêm: mth.47625038021112202-ym-gnourt-iht-ut-iuv-ueih-nit-ol-mac-ueil-coud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dược liệu Cam Lộ: tín hiệu vui từ thị trường Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools